Vật liệu kính trong thiết kế nội thất: ưu nhược điểm và giá thành của từng loại

Vật liệu kính là vật liệu ánh kim với những ưu điểm vượt trội nên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các kiến trúc sư cũng như nhiều gia đình Việt. Đây cũng được xem là loại vật liệu nội thất linh hoạt nhất được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực. 

Bài viết sau đây của On Home Asia sẽ gửi đến anh/chị những thông tin hữu ích về các loại kính được ưa chuộng trong thiết kế nội thất!

vat-lieu-kinh-1

Nội dung bài viết 

1. Khái niệm vật liệu kính trong xây dựng và thiết kế nội thất.

2. Phân loại vật liệu kính trong xây dựng và thiết kế nội thất.

3. Các loại kính trong thiết kế nội thất. 

4. Những lưu ý khi lựa chọn vật liệu kính trong thiết kế nội thất.

5. So sánh giá của các loại kính.

1. Khái niệm vật liệu kính trong xây dựng và thiết kế nội thất.

Kính là vật liệu nội thất được nhiều gia đình Việt ưa chuộng

Kính là vật liệu nội thất được nhiều gia đình Việt ưa chuộng

Kính là sản phẩm thủy tinh tạo từ một dung dịch rắn ở dạng vô định hình. Và định hình bằng cách làm quá nguội khối silicat nóng chảy. Có thể pha trộn thêm các tạp chất khác để có được sản phẩm theo ý muốn.

Ở điều kiện bình thường, kính là một loại vật liệu nội thất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn với bề mặt rất nhẵn và trơn.

Tuy nhiên, kính rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn, sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột.

Vật liệu kính với những ưu điểm siêu Việt nên được xem làm một trong những vật liệu được nhiều gia đình Việt ưa chuộng trong thiết kế nội thất. 

2. Cách nhận biết và phân loại các loại kính. 

Vật liệu kính được phân loại thành nhiều dạng khác nhau

Vật liệu kính được phân loại thành nhiều dạng khác nhau

Ngày càng xuất hiện nhiều vật liệu kính trong xây dựng và thiết kế nội thất khác nhau, với đặc tính, giá thành, chất lượng khác nhau. Nhưng có thể phân chia các loại kính như sau:

2.1. Phân Chia Theo Mức Độ Truyền Sáng.

Đặc điểm của các vật liệu kính đó chính là khả năng  truyền sáng và nhìn xuyên suốt, ánh sáng có thể chiếu từ ngoài vào trong ngôi nhà. Với mỗi loại kính khác nhau lại cho độ truyền sáng khác nhau. Dựa vào mức độ truyền sáng có thể phân chia các loại kính như sau: 

Có kính trong mờ, kính trong suốt, kính phản quang, kính mờ đục, gương,…

2.2. Phân Chia Theo Cấu Tạo

Mỗi loại kính đều có một thông số kỹ thuật và cấu tạo khác nhau. Dựa vào cấu tạo của kính mà có các loại kính như sau:

  • Kính dán an toàn (2 hoặc 3 lớp)

  • Kính thường

  • Kính cường lực (kính tôi có gia cường chịu lực).

2.3. Phân Chia Theo Mục Đích Sử Dụng

Theo mục đích sửu dụng, vật liệu kính được phân chia chia thành các loại như sau:  

  • Kính trang trí

  • Kính lấy ánh sáng.

  • Kính vừa cách âm cách nhiệt vừa lấy ánh sáng: là loại kính hộp có từ 2 – 3 lớp kính, hộp kính chứa khí trơ giúp cách âm và cách nhiệt hiệu quả.

  • Kính làm vật dụng trong nhà. 

3. Các loại kính hay dùng trong xây dựng và nội thất.  

3.1. Kính cường lực loại vật liệu nội thất với nhiều ưu điểm vượt trội.

Kính cường lực là vật liệu nội thất có nhiều ưu điểm vượt trộiKính cường lực là vật liệu nội thất có nhiều ưu điểm vượt trội

Khi nhắc đến vật liệu kính, không thể không nhắc đến kính cường lực. Đây được xem là một trong các loại kính được đánh giá cao về chất lượng cũng như hiệu ứng thẩm mỹ. 

3.1.1. Ưu điểm của kính cường lực. 

Một trong những ưu điểm nổi trội và có giá trị lớn nhất của kính cường lực đó chính là tính an toàn. Kính cường lực có độ cứng cao nên nó có khả năng chống lại sự va đập. Nhưng khi bị vỡ, kính cường lực sẽ được vụ vỡ phân tán thành những mảnh giống như đá cuội, thay vì những mảnh vỡ sắc nhọn của kính truyền thống.  

Các mảnh kính vỡ thông thường sắc nhọn có thể gây ra vết cắt sâu gây tổn thương nghiêm trọng và rất khó để làm sạch triệt để. Lựa chọn kính cường lực để ngăn ngừa thương tích nghiêm trọng có thể xảy ra khi kính vỡ và giữ cho gia đình anh/chị được bảo vệ.

Ngoài độ an toàn cao, kính cường lực còn được biết đến là loại vật liệu nội thất có độ bền cực cao với khả năng kháng va đập tuyệt vời. Nó có thể chịu được tác động, va đập, trầy xước, gió mạnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Vì khả năng chống chịu tuyệt vời của kính cường lực mà nó thường được sử dụng làm cửa kính và vách ngăn trong các tòa nhà cao tầng, các cơ sở thương mại.

Kính cường lực có khả năng chống trầy cực tốt Kính cường lực có khả năng chống trầy cực tốt 

Với khả năng chống trầy xước cực cao, kính cường lực là sự lựa chọn lý tưởng cho cửa ra vào, cửa sổ, vách ngăn. Sử dụng kính cường lực cho cửa kính, tủ trưng bày và cửa sổ đảm bảo các bề mặt nội thất hoàn mỹ. 

Khi một tấm kính thông thường tiếp xúc với nhiệt, nó có thể vỡ ra gây phân tán các mảnh kính nguy hiểm. Tuy nhiên, với kính cường lực thì điều này hoàn toàn khác biệt. Kính cường lực được sản xuất với những công nghệ hiện đại. Điều này cho phép nó chịu được nhiệt độ cao. 

Nếu xét về tính thẩm mỹ, kính cường lực còn tạo hiệu ứng ánh sáng và chiều sâu mạnh mẽ giúp cho ngôi nhà của anh/chị trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.

Đặc biệt kính cường lực kết hợp với các chất liệu khác khiến cho từng sản phẩm nội thất của nhà anh/chị trở nên hiện đại và sang trọng hơn rất nhiều. 

On Home Asia tin rằng với những ưu điểm vượt trội kính cường lực chính là sự lựa chọn lý tưởng của không tổ ấm Việt. 

3.1.2. Nhược điểm của kính cường lực. 

kinh-cuong-luc (1)aKính cường lực được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất Kính cường lực được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất 

Nếu sử dụng quá nhiều kính cường lực trong phòng sẽ khiến ngôi nhà của anh/chị dư ánh sáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý làm việc.  Kính cường lực không thể gia công lại như cắt, mài hay khoan khi đã qua quá trình xử lý nhiệt. 

Chính vì thế rất khó để có thể tái sử dụng lại kính cường lực khi muốn làm mới sản phẩm.

Khi mép cạnh kính bị hư hỏng sẽ khiến toàn bộ tấm kính bị nứt vỡ. Đặc biệt so với các loại vật liệu kính khác, kính cường lực có giá thành cao hơn rất nhiều. 

3.1.3. Ứng dụng của kính cường lực. 

Nhờ độ bền siêu cấp, khả năng chịu nhiệt và tạo hình dễ dàng. Kính cường lực được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Nó còn là một trong các loại kính làm cửa , vách ngăn cho các không gian như phòng bếp, kính cường lực nhà tắm. 

Thậm chí trong nhiều dự án thiết kế nội thất cao cấp, vật liệu kính này còn được sử dụng thay thế cho các bức tường khô khan. 

Việc sử dụng kính cường lực làm vách ngăn giúp cho ánh sáng được xuyên suốt các không gian, tăng sự thoáng đãng và thẩm mỹ cho ngôi nhà của anh/chị.

Với sự sang trọng và tính thẩm mỹ cao, kính cường lực còn được sử dụng trong thiết kế lan can cầu thang. Thậm chí với kỹ thuật sơn kính ngày càng phát triển, kính cường lực còn được sử dụng làm kính ốp bếp mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của anh/chị. 

Ngoài ra, kính cường lực còn được sử dụng để làm giếng trời nhà bếp. Điều này giúp cho không gian bếp của anh/chị trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. 

Những nét biến tấu thú vị từ vật liệu kính này không chỉ tạo nét ấn tượng cho ngôi nhà của anh/chị mà còn là điểm cộng lớn giúp cho những món đồ nội thất trở nên sáng sủa hơn. Cũng như tạo hiệu ứng ánh sáng và chiều sâu mạnh mẽ cho không gian, giúp ngôi nhà trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn.

Khi ứng dụng vật liệu kính cường lực vào những món đồ này, anh/chị không những có thể sở hữu các sản phẩm lâu bền bởi tuổi thọ cao. Mà chúng còn mang đến cho không gian sống sự thanh lịch, sang trọng và hiện đại.

3.1.4. Kính cường lực giá bao nhiêu

Hiện nay trên thị trường hiện nay, kính cường lực được bán với nhiều giá bán khác nhau mang lại cho anh/chị nhiều sự lựa chọn. 

Loại kính cường lực

Giá

Loại kính cường lực 5mm

350.000/m2

Loại kính cường lực 8mm

400.000/m2

Loại kính cường lực 10mm

450.000/m2

Loại kính cường lực 12mm

600.000/m2

Loại kính cường lực 15mm

1.350.000/m2

Bảng giá các loại kính cường lực 

3.2. Kính phản quang - tất cả những điều anh/chị cần biết.

Kính phản quang với nhiều ưu điểm vượt trộiKính phản quang với nhiều ưu điểm vượt trội

Kính phản quang là vật liệu kính đặc biệt được được phủ lên trên bề mặt một lớp oxit kim loại bằng phương pháp phủ nhiệt hay phủ chân không.

Kính phản quang với khả năng phản chiếu lượng ánh sáng nhiều hơn và tạo ra một lớp hoàn thiện giống như gương. Đây được xem là một trong những loại vật liệu kính được sử dụng nhiều trong xây dựng và thiết kế nội thất . 

Hãy cùng On Home Asia tìm hiểu về loại vật liệu kính đặc biệt này nhé!

3.2.1. Ưu điểm của kính phản quang. 

Sử dụng kính phản quang trong thiết kế nội thất được xem là một giải pháp hoàn hảo giúp tăng cường điều kiện ánh sáng ban ngày. 

Chúng có thể chuyển hướng ánh sáng tự nhiên từ những khu vực nhận được ánh sáng chói mạnh của mặt trời. Từ đó, ánh sáng được khuếch tán và phân bổ khắp căn phòng, mang đến sự tươi sáng cho ngôi nhà của anh/chị. 

Nhờ vẻ ngoài giống như gương, kính phản quang làm giảm khả năng hiển thị ở một bên. Tức là đối với những người ở bên ngoài, kính sẽ có vẻ mờ đục, trong khi đối với những người ở trong nhà thì có thể quan sát ra bên ngoài. 

Tính năng đặc biệt của vật liệu kính đặc biệt này giúp anh/chị giữ được sự riêng tư, kín đáo. Nhưng vẫn có thể quan sát được mọi sự chuyển động của thế giới bên ngoài. 

On Home Asia tin rằng vật liệu kính này sẽ cung cấp một giải pháp bảo mật tốt cho ngôi nhà cũng như văn phòng của anh/chị. 

Một ưu điểm vượt trội khác của vật liệu kính này đó chính là khả năng phản nhiệt và giảm nhiệt độ tốt. Kính phản quang có thể giảm tới 40% nhiệt lượng từ bên ngoài vào nhà, ngăn chặn sự tăng nhiệt quá mức để giữ cho nội thất mát và bền lâu hơn.

Đặc biệt với khả năng phản xạ cực tốt giúp phản xạ lại các tia UV, giảm thiểu tia tử ngoại và tia sáng có hại truyền qua kính. Chính vì thế, kính phản quang chính là một giải pháp an toàn cho sức khỏe của người dùng.  

Một ưu điểm vượt trội khác của kính phản quang mà anh/chị không nên bỏ qua đó chính là tính thẩm mỹ. Đây được biết là vật liệu kính có sự đa dạng về màu sắc như trắng, đen, xanh,... 

Tùy từng phong cách thiết kế nội thất mà anh/chị có thể lựa chọn được một màu sắc ưng ý.

3.2.2. Nhược điểm của kính phản quang. 

Nhược điểm lớn nhất của kính phản quang đó chính là dễ bị trầy xước trong quá sử dụng và vệ sinh. Ngoài ra, kính phản quang hấp thụ nhiệt lớn, phản chiếu nhiệt cao do vậy dễ dàng bị nứt vỡ nếu vệ sinh và bảo vệ không đúng cách.

3.2.3. Ứng dụng của kính phản quang. 

Kính phản quang được ứng dụng xung quanh các tòa nhà cao tầngKính phản quang được ứng dụng xung quanh các tòa nhà cao tầng

Kính phản quang có khả năng tản nhiệt rất tốt, vì vậy đối với những khu vực có khí hậu nóng bức hay những công trình nằm ở phía Tây. Thì anh/chị nên sử dụng kính phản quang làm mặt dựng kính hoặc kết cấu bao che xung quanh. 

Việc sử dụng vật liệu kính này làm kết cấu bao che xung quanh không chỉ kiểm soát nhiệt bên trong ngôi nhà giữ cho đồ nội thất bên trong luôn được mát mẻ. Mà còn là giải pháp an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trong trường hợp này, anh/chị nên lưu ý rằng mặt phản quang sẽ được quay ra môi trường bên ngoài. 

Anh/chị cũng có thể sử dụng kính phản quang để làm mái kính, mái hiên kính ở những nơi thường xuyên tiếp đón khách như: sảnh khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,.... 

Việc sử dụng mái hiên kính trong những trường hợp này sẽ giảm bớt sự nóng bức, tạo cho anh/chị một tâm lý thoải mái và dễ chịu nhất. Đặc biệt hơn, sử dụng mái kính còn là điểm cộng giúp công trình của anh/chị trở nên ấn tượng và nổi bật hơn so với những công trình truyền thống. 

Kính phản quang cũng được xem là vật liệu làm cửa nhôm kính được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Vật liệu cửa nhôm kính này sẽ làm tốt vai trò của việc ngăn chặn sự xâm nhập của các tia UV đi vào ngôi nhà.

Hơn nữa, các cửa kính phản quang màu còn là điểm nhấn khiến cho ngôi nhà của anh/chị trở nên đẹp mắt hơn. 

3.2.4. Báo giá kính phản quang. 

On Home Asia xin gửi đến anh/chị bản báo giá kính phản quang:

Loại kính 

Đơn giá 

Kính dán 8.38

PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01)

  530,000

PQ xanh biển đậm – classic Blue (M02)

  530,000

PQ xanh lá đậm – Green (M04)

  530,000

PQ xanh lá sáng – Super silver Green (M10)

  530,000

PQ Ghi – Gray (M06)

  530,000

PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03)

  500,000

Kính dán 10.38

PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01)

    600,000

PQ xanh biển đậm – classic Blue (M02)

    600,000

PQ xanh lá đậm – Green (M04)

    600,000

PQ xanh lá sáng – Super silver Green (M10)

    600,000

PQ Ghi – Gray (M06)

    600,000

PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03)

560,000

Kính dán 12.38

PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01)

728,000

PQ xanh lá đậm – Green (M04)

728,000

PQ Ghi – Gray (M06)

728,000

PQ trắng – Silver Clear (M09)

728,000

PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03)

671,000

Kính dán 16.38

PQ xanh biển sáng – Dark Blue (M01)

 938,000

PQ Ghi – Gray (M06)

 938,000

Bảng báo giá kính phản quang 

Lưu ý: đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%, chưa bao gồm chi phí mài cạnh và nhân công lắp đặt. 

Đơn giá của kính phản quangĐơn giá của kính phản quang

Bảng giá kính phản quangBảng giá kính phản quang

3.3. Kính bảo ôn - giải pháp tiết kiệm năng lượng hoàn hảo. 

Kính bảo ôn giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quảKính bảo ôn giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Kính bảo ôn hay còn gọi là kính hộp cách âm cách nhiệt, được gia công từ ít nhất hai tấm kính, được cách ngăn với nhau bởi các thanh đệm có chứa các hạt hút ẩm. Giữa 2 tấm kính được bơm khí khô hoặc khí argon, kết cấu hộp kính được bít kín bằng lớp keo Silicone chuyên dụng.

3.3.1. Ưu điểm của kính bảo ôn. 

Kính bảo ôn được biết là vật liệu kính có khả năng cách âm, ngăn cản tiếng ồn hiệu quả đảm bảo ngôi nhà của anh/chị luôn được yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi. 

Ngoài khả năng cách âm ưu Việt, kính hộp còn được biết đến là loại kính có khả năng cách nhiệt vượt trội. Nhờ khoảng không giữa 2 lớp kính được bơm khi trơ có khả năng ngăn chặn sự trao đổi nhiệt giữa 2 không gian, mang lại hiệu quả lớn trong việc tiết kiệm năng lượng. 

Chính vì thế, kính bảo ôn sẽ làm tăng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng lên đến 40%. Giữ cho nhiệt độ trong nhà ấm về mùa đông và mát về mùa hè. 

Kính bảo ôn với độ bền vượt trội nên trong quá trình sử dụng anh/chị sẽ không phải tốn các khoản phí để bảo dưỡng hay tu bổ định kỳ. 

So với các vật liệu kính thông thường khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 môi trường sẽ bị đọng sương trên bề mặt. Nhưng với lớp khí trơ được bơm bên trong giữa khoảng không 2 lớp kính, mà kính bảo ôn sẽ hạn chế được vấn đề này.

Khối lượng của kính bảo ôn tuy không nhỏ nhưng so với các bức tường bê tông, gạch thì nhẹ hơn rất nhiều. Vì thế On Home Asia tin rằng đây sẽ là vật liệu nội thất thay thế tốt cho gạch và bê tông trong tương lai. 

Đặc biệt vật liệu kính này còn được nhiều kiến trúc sư đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Kính Bảo Ôn với sự đa dạng về hình thức, màu sắc và mẫu mã nên rất linh hoạt trong thiết kế nội thất. 

3.3.2. Nhược điểm của kính bảo ôn.

Vì là vật liệu kính có 2 lớp và bên trong được thổi khí trơ nên nếu loại kính bảo ôn mà anh/chị lựa chọn không đáp ứng tốt về mặt kỹ thuật. Thì sau một thời gian sử dụng rất dễ xảy ra hiện tượng nấm mốc xuất hiện ở mặt bên trong tấm kính mà không thể vệ sinh được. 

Tùy thuộc vào độ dày mỏng của kính bảo ôn mà khả năng chịu lực của kính cũng có sự thay đổi. 

Ngoài ra, do được ghép từ 2 hay nhiều lớp kính mà kính lại với nhau sử dụng nhiều loại công nghệ, nhiều chi tiết. Mà kính bảo ôn có giá thành khá cao. 

Nặng, kính bảo ôn có trọng lượng gấp đôi kính thường, do đó cần hệ khung nhôm và bản lề chịu lực cao hơn.

3.3.3. Ứng dụng của kính bảo ôn.

Kính bảo ôn là sự thay thế hoàn hảo của bê tông Kính bảo ôn là sự thay thế hoàn hảo của bê tông 

Do tính cách âm và cách nhiệt tốt nên kính bảo ôn thường được sử dụng làm cửa kính hay vách ngăn giữa các phòng và các không gian trong căn hộ.

Ngoài ra, kính bảo ôn còn được dùng để làm cửa sổ hay cửa đi giúp giữ cho các công trình không những an toàn mà còn đảm bảo sự cách âm, cách nhiệt hoàn hảo. 

Đây cũng được xem là vật liệu ốp tường và ốp trần được nhiều kiến trúc sư Việt tin dùng. 

3.3.4. Bảng giá kính bảo ôn. 

Tùy vào độ dày của kính bảo ôn mà giá thành của kính bảo ôn cũng có sự khác nhau. 

Chủng loại sản phẩm

Đơn giá theo m2 với kích thước kính S/m2(vnđ)

S>1m2

0.5m2 <S <1m2

0.2m2< S <0.5m2

 Kính hộp trắng (kính cường lực/kính dán + chân không + kính dán)

17.38mm (CL5+6+6.38)

678,000

710,000

764,000

20.38mm (CL5+9+6.38)

697,000

739,000

     806,000

23.38mm (CL5+12+6.38)

718,000

775,000

 870,000

18.38mm (CL6+9+6.38)

733,000

770,000

823,000

21.38mm (CL6+9+6.38)

749,000

803,000

862,000

24.38mm (CL6+12+6.38)

775,000

838,000

910,000

20.38mm (CL6+6+8.38)

831,000

872,000

 918,000

23.38mm (CL6+9+8.38)

848,000

899,000

963,000

26.38mm (CL6+12+8.38)

876,000

936,000

1,016,000

19.38mm (CL5+6+8.38)

774,000

810,000

  862,000

22.38mm (CL5+9+8.38)

791,000

838,000

 904,000

25.38mm (CL5+12+8.38)

819,000

877,000

958,000

20.76mm (6.38+6+8.38)

767,000

801,000

 853,000

23.76mm (6.38+9+9.38)

784,000

828,000

 896,000

26.76mm (6.38+12+8.38)

808,000

897,000

 896,000

22.76mm (8.38+6+8.38)

864,000

905,000

 949,000

25.76mm (8.38+9+8.38)

875,000

923,000

988,000

28.76mm (8.38+12+8.38)

908,000

964,000

1,054,000

  Kính hộp phản quang Bỉ (kính cường lực phản quang bỉ + chân không + kính dán/kính thường)

17.38mm (CL5PQ+6+6.38)

861,000

899,000

950,000

19.38mm (CL5PQ+6+8.38)

967,000

1,005,000

1,057,000

20.38mm (CL5PQ+9+6.38)

879,000

926,000

995,000

22.38mm (CL5PQ+9+8.38)

1,000,000

1,047,000

1,113,000

23.38mm (CL5PQ+12+6.38)

926,000

984,000

1,072,000

25.38mm (CL5PQ+12+8.38)

1,025,000

1,089,000

1,175,000

16mm (CL5PQ+6+5T)

857,000

897,000

949,000

19mm (CL5PQ+9+5T)

875,000

923,000

988,000

22mm (CL5PQ+12+5T)

906,000

965,000

 1,054,000

Kính hộp cản nhiệt (kính cường lực cản nhiệt + chân không + kính thường/kính dán)

16mm (CL5CN+6+5T)

971,000

1,011,000

1,063,000

19mm (CL5CN+9+5CL)

988,000

1,039,000

1,103,000

22mm (CL5CN+12+5T)

1,019,000

1,076,000

 1,169,000

19.38mm (5T+6+8.38CN)

1,091,000

1,130,000

 1,185,000

22.38mm (5T+9+8.38CN)

1,112,000

1,159,000

 1,221,000

25.38mm (CL5T+12+8.38CN)

1,139,000

1,198,000

1,279,000

20.76 mm (6.38+6+8.38CN)

1,098,000

1,132,000

1,185,000

23.76mm (6.38+9+8.38CN)

1,115,000

1,160,000

 1,223,000

26.76mm (6.38+12+8.38CN)

1,141,000

1,203,000

1,274,000

Bảng giá kính bảo ôn

3.4. Vật liệu kính cản nhiệt. 

Kính cản nhiệt là vật liệu nội thất phổ biếnKính cản nhiệt là vật liệu nội thất phổ biến

Kính cản nhiệt hay còn gọi là kính low-e, là loại kính được phủ trên bề mặt một lớp metalic siêu mỏng có tác dụng làm chậm sự hấp thụ nhiệt. Làm giảm sự phát tán và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo khả năng lấy sáng cho không gian bên trong.

Kính cản nhiệt có 2 loại chính đó chính là:

  • Kính phủ mềm low-e: là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt có tính năng kiểm soát nhiệt tốt với kỹ thuật điện giải trong chân không (phủ mềm).

  • Kính phủ cứng low-e:  loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt có tính năng kiểm soát nhiệt tốt với kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng).

3.4.1. Ưu điểm của kính cản nhiệt. 

Với sự thay đổi thất thường của thời tiết hiện nay, kính cản nhiệt còn có tác dụng giữ cho nhiệt độ bên trong ngôi nhà luôn ổn định. Điều này, làm cho ngôi nhà của anh/chị luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Đây được xem là một trong các loại kính có khả năng làm cân bằng lượng ánh sáng từ mặt trời vào trong ngôi nhà. Điều này giúp giữ cho đôi mắt của chúng ta luôn được khỏe mạnh. 

Kính cản nhiệt còn được nhiều kiến trúc sư đánh giá về giá trị thẩm mỹ. Dây là vật liệu cản nhiệt tốt mà không gây chói mặt như kính phản quang, tạo hiệu ứng thẩm mỹ cực tốt.

Vật liệu kính này còn được đánh giá cao về khả năng ngăn các tia UV cũng như kiểm soát sự phản chiếu ánh sáng tốt vì thế không làm phai màu các nội thất trong nhà.

Với kính phủ cứng low-e có độ bền vĩnh viễn, có thể dễ dàng gia công, cắt gọt, uốn dễ dàng vì vậy phù hợp với mọi phong cách thiết kế. 

Đặc biệt, kính cản nhiệt còn được biết đến là một trong các loại kính có giá thành phải chăng phù hợp với tài chính của nhiều gia đình Việt.

3.4.2. Nhược điểm kính cản nhiệt.

Với kính phủ mềm low-e thì lớp phủ dễ bị bong tróc, trầy xước, không thể gia công, cắt gọt uốn cong. Vì thế khi sử dụng kính phủ mềm cần phải đo kích thước kính thực tế rất chuẩn xác.

Đối với những mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thì không được sử dụng kính low e vì chúng sẽ giữ nhiệt bên trong dẫn đến nội thất quá nóng. 

3.4.3. Ứng dụng của kính cản nhiệt.

Trần kính cản nhiệt trong thiết kế nội thấtTrần kính cản nhiệt trong thiết kế nội thất

Loại vật liệu kính này giúp không gian của bạn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Kính cản nhiệt rất thích hợp để làm vật liệu ốp tường hay cửa kính.

Sử dụng kính cản nhiệt làm vật liệu làm trần nhà cũng là xu hướng nội thất mới được nhiều kiến trúc sư ưa chuộng trong những năm gần đây.

3.4.4. Bảng giá kính cản nhiệt. 

On Home Asia xin gửi đến anh/chị bảng báo giá về kính cản nhiệt. 

Độ dày kính (mm)

Sản phẩm, kính dán 2 lớp

Đơn giá (đồng/m2)

8.38

Kính cản nhiệt Bỉ, Sunergy clear (5+3)

679.000

10.38

Kính cản nhiệt Bỉ, Sunergy clear (5+5)

762.000

13.38

Kính cản nhiệt Bỉ, Sunergy clear (5+8)

908.000

8.38

Kính cản nhiệt Nhật, Solar Low-E Clear (5+3)

677.000

10.38

Kính cản nhiệt Nhật, Solar Low-E Clear (5+5)

748.000

13.38

Kính cản nhiệt Nhật, Solar Low-E Clear (5+8)

896.000

Bảng giá kính cản nhiệt

Bảng giá kính cản nhiệt Bảng giá kính cản nhiệt 

4. Những lưu ý khi lựa chọn vật liệu kính trong thiết kế nội thất.

4.1. Chọn hãng sản xuất vật liệu kính uy tín. 

Nên lựa chọn một hãng sản xuất kính uy tínNên lựa chọn một hãng sản xuất kính uy tín

Để đảm bảo chất lượng kính thì anh/chị nên lựa chọn một hãng sản xuất vật liệu kính uy tín. Về hãng sản xuất thì anh/chị có thể lựa chọn hãng sản xuất kính trong nước hoặc ngoài nước cũng được. Nhưng nhà sản xuất đó phải đảm bảo về chất lượng các loại kính. 

4.2. Các thông số kỹ thuật của kính nội thất.

Lựa chọn vật liệu kính với thông số kỹ thuật tốtLựa chọn vật liệu kính với thông số kỹ thuật tốt

Một lưu ý quan trọng khi lựa chọn vật liệu kính đó chính là thông số kỹ thuật của các loại kính. Anh/chị nên lựa chọn loại kính có các thông số kỹ thuật tốt nhất và chính xác nhất, để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

4.3. Các phụ kiện đi kèm vật liệu kính.

Phụ kiện đi kèm khi lựa chọn vật liệu kínhPhụ kiện đi kèm khi lựa chọn vật liệu kính

Đừng bỏ qua các phụ kiện đi kèm khi lựa chọn vật liệu kính. Các phụ kiện đi kèm như kẹp kính, bản lề, chân nhện spider cũng cần phải đảm bảo chất lượng và đều là sản phẩm chính hãng với các độ cứng, độ đàn hồi, độ chịu nhiệt tốt nhất.

5. So sánh giá của các loại kính.

On Home Asia xin gửi đến anh/chị bảng giá các loại kính thường hay sử dụng trong nội thất.

Bảng so sánh giá các loại kínhBảng so sánh giá các loại kính

Lời kết: 

On Home Asia hy vọng qua bài viết trên, anh/chị sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về vật liệu kính. Và lựa chọn được một loại kính ưng ý cho ngôi nhà của mình.

Nếu anh/chị có nhu cầu tư vấn và thiết kế nội thất, vui lòng liên hệ đến On Home Asia qua hotline 0937767337 để nhận được sự tư vấn sớm nhất nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội Thất Căn Hộ The GLORY Bình Dương

Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết để gia chủ tương lai của những căn hộ The Glory...


Topics: Thiết kế nội thất căn hộ, Căn hộ Bình Dương

Nội thất dự án ID Junction Long Thành

Là khu đô thị phức hợp tọa lạc tại trung tâm thị trấn Long Thành, thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, dự án ID Junction do...


Topics: Thiết kế nội thất nhà phố, Thiết kế nội thất biệt thự

Nhà lắp ghép: Giải pháp nhà ở tối ưu chi phí

Nhà lắp ghép là một trong những phương pháp xây dựng nhà ở hiện đại và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Nhà lắp ghép là kiểu nhà...


Topics: Mẫu nhà đẹp

Nhà đẹp tinh tế - nhờ có thiết kế
Tải mẫu thiết kế như ý

tai-mau-thiet-ke-noi-that-oha

DANH MỤC DỊCH VỤ

thiet-ke-noi-that
thi-cong-noi-that
du-an-hoan-thanh