Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong nội thất, xây dựng
Sử dụng vật liệu kim loại trong thiết kế nội thất dường như đang trở thành một xu hướng sáng tạo được nhiều anh/chị quan tâm và yêu thích trong những năm gần đây.
Hãy cùng On Home Asia tìm hiểu về loại vật liệu mới trong thiết kế nội thất này nhé!
Nội dung bài viết
2. Phân loại vật liệu kim loại.
3. Các loại vật liệu kim loại được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất.
1. Vật liệu kim loại là gì?
Vật liệu kim loại trong thiết kế nội thất
Vật liệu kim loại là nhóm vật liệu rất quen thuộc đặc biệt trong ngành xây dựng thì nhóm vật liệu này là không thể thiếu.
Về tổng quan thì vật liệu kim loại là thuật ngữ dùng để chỉ các vật liệu có thành phần được chế tạo từ kim loại. Và loại vật liệu này được ứng dụng rất phổ biến trong xây dựng và đang dần trở nên phổ biến trong nội thất.
Kim loại được xem là vật liệu nội thất được nhiều kiến trúc sư quan tâm trong những năm gần đây. Vật liệu kim loại đang dần xâm nhập sâu vào trong các dự án thiết kế nội thất và dần trở thành vật liệu nội thất được nhiều anh/chị ưa chuộng.
Một loạt các sản phẩm nội thất được làm từ vật liệu kim loại đã nhận được nhiều sự hưởng ứng lớn của nhiều gia đình Việt.
Xu hướng sử dụng vật liệu kim loại trong thiết kế nội thất dần loại bỏ tư duy rằng kim loại là kim loại lạnh, cứng và không thích hợp cho việc trang trí nội thất.
Vật liệu kim loại trong nội thất đang được sử dụng theo những cách sáng tạo làm sống động không gian sống và thu hút anh/chị về mặt thị giác.
2. Phân loại vật liệu kim loại.
Phân loại vật liệu kim loại
Vật liệu kim loại hiện nay đang được chia thành 2 loại khác nhau đó chính là:
- Vật liệu kim loại đen.
- Vật liệu kim loại màu.
Trong đó, với giá thành phải chăng và độ bền cao vật liệu kim loại đen được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Còn vật liệu kim loại màu với giá trị thẩm mỹ cao nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất.
Để có được một ngôi nhà ưng ý thì ngoài việc lựa chọn những vật liệu nội thất phù hợp thì một quy trình thiết kế nội thất chuẩn chỉnh là điều vô cùng cần thiết. On Home Asia xin gửi tặng anh/chị bộ tài liệu " Quy trình thiết kế nội thất".
3. Các loại vật liệu kim loại được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất.
Vật liệu kim loại ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất
Vật liệu kim loại đã trở thành một lựa chọn thay thế ngày càng phổ biến cho các vật liệu nội thất truyền thống. Tính linh hoạt của kim loại đem đến những ứng dụng vô hạn, đồng thời mang lại độ bền và tuổi thọ vượt trội hơn so với nhiều vật liệu nội thất khác.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm được chế tác từ vật liệu kim loại như: đồng thau, sắt, thép, vàng… đã không còn quá xa lạ trong thiết kế nội thất và nó còn thịnh hành hơn trước nhờ những ưu điểm vượt trội so với gỗ tự nhiên, vật liệu đá hay kính.
Những tiến bộ công nghệ đã làm cho vật liệu kim loại đã trở thành một giải pháp rất thiết thực cho nội thất. Các lớp hoàn thiện, lớp phủ và hoa văn xuất hiện trên kim loại phù hợp với đa dạng phù hợp với đa dạng phong cách nội thất.
Với những ưu điểm vượt trội vật liệu kim loại ngày càng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất. Dưới đây On Home Asia xin giới thiệu về một số loại vật liệu kim loại được sử dụng trong thiết kế nội thất.
3.1. Sử dụng đồng thau trong nội thất - xu hướng trong thiết kế nội thất hiện đại.
Sau nhiều năm vắng bóng, vật liệu đồng thau đã trở lại và dần trở thành xu hướng thiết kế nội thất thịnh hành trong nhiều năm gần đây.
3.1.1. Ưu điểm của vật liệu đồng thau.
Kim loại đồng thau có nhiều ưu điểm vượt trội
Đồng thau là vật liệu nội thất có màu vàng ánh kim và bề mặt bóng loáng tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và sự sang trọng cho không gian.
Màu vàng của đồng thau làm cho bất kỳ không gian nào cũng trở nên sang trọng và thanh lịch. Điều này làm tăng thêm chiều sâu và sự quyến rũ đáng kể trong không gian ngôi nhà của anh/chị.
Có thể nói rằng, sự xuất hiện của đồng thau chính là bí quyết vàng giúp cho không gian ngôi nhà càng thêm phần lộng lẫy và kiêu kì.
Với bề mặt bóng loáng, đồng thau dễ dàng vệ sinh giúp không gian thêm phần sạch sẽ và sáng bóng hơn. Đặc biệt, đồng thau còn có khả năng kháng khuẩn và khả năng ngăn chặn vi khuẩn và vi rút nguy hiểm như corona,... lây lan trong không gian.
Điều này là vô cùng cần thiết trong tình hình dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp như hiện nay.
Ngoài ra, một ưu điểm vượt trội của vật liệu kim loại này đó chính là khả năng tạo hình và uốn cong dễ dàng của đồng thau. Điều này giúp các món đồ nội thất từ đồng thau trở nên đa dạng về phong cách, kiểu dáng và hoa văn.
Hơn nữa, đồng thau còn là vật liệu nội thất có thể dễ dàng kết hợp với nhiều chất liệu khác như vật liệu kính, hay vật liệu đá.
Với những kiểu dáng ấn tượng và thẩm mỹ cao, đồ nội thất từ đồng thau càng nổi bật bên cạnh các chất liệu khác như: thảm lông, nền đá hoa láng bóng. Điều này càng tôn lên vẻ đẹp sang trọng và thời thượng của không gian.
So với các loại vật liệu kim loại khác, đồ nội thất từ đồng thau ít xảy ra tình trạng rỉ sét hơn, giúp giữ cho đồ nội thất của nhà anh/chị luôn được bền đẹp với thời gian.
3.1.2. Nhược điểm của đồng thau.
Bên cạnh những ưu điểm đồng thau còn có một số hạn chế
Đồng thau là vật liệu kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, do vậy trong một số trường hợp sẽ dẫn đến tổn hại về sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Để đảm bảo an toàn, anh/chị nên bố trí các món đồ nội thất từ đồng thau sao cho hợp lý tránh xa các thiết bị nhiệt và điện.
3.1.3. Ứng dụng của đồng thau trong thiết kế nội thất.
Đồng thau được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất
Với bề mặt sáng bóng và sự sang trọng mà nó mang lại, đồng thau được sử dụng linh hoạt trong đa dạng không gian.
Đối với những cầu thang gỗ, anh/chị có thể sử dụng đồng thau để làm nẹp cố định và kết thúc bậc thang.
Với các bậc cầu thang, nẹp đồng không chỉ giúp cho cầu thang trở nên chắc chắn, vững vàng hơn. Mà còn che đi các khuyết điểm, các phần góc cạnh hay khe hở một cách khéo léo nhưng vẫn vô cùng thẩm mỹ và tinh tế.
Đồng thau giúp không gian sống trở nên sang trọng và hoàn hảo hơn
Đồng thau còn được xem là phương pháp cứu cánh hoàn hảo cho những bức tường truyền thống khô khan và cứng nhắc. Một bức tường đơn điệu và nhàm chán trông thật rực rỡ hơn nhờ vào những nẹp đồng với màu vàng ánh kim sáng bóng.
Đồng thau còn được sử dụng để chế tác thành các sản phẩm nội thất cao cấp như bàn trà, ghế hay các phụ kiện trang trí như gương, đèn chùm,... Những chi tiết nhỏ xinh với ánh kim lấp lánh mang lại nét đẹp sang trọng, hiện đại và tinh tế.
Với nét đẹp cá tính, sự sang trọng và tính thẩm mỹ cao đồng thau phù hợp với phong cách công nghiệp, hiện đại hay tân cổ điển kiêu sa. On Home Asia tin rằng đây sẽ là vật liệu nội thất sẽ mang đến cho anh/chị những ý tưởng tuyệt vời trong thiết kế nội thất.
3.2. Nhôm - vật liệu kim loại được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất.
Khi nhắc đến vật liệu kim loại trong nội thất, không thể không nhắc đến nhôm. Vậy nhôm tại sao lại được ưa chuộng trong thiết kế nội thất đến vậy?
Hãy cùng On Home Asia tìm hiểu nhé!
3.2.1. Ưu điểm của vật liệu nhôm trong thiết kế nội thất.
Nhôm là vật liệu nội thất được nhiều anh/chị ưa chuộng
Do đặc tính của nhôm là bền, chắc và nhẹ nên đây được xem là vật liệu nội thất lý tưởng trong thiết kế nội thất. Vật liệu kim loại này có thể chịu được trọng lượng đáng kể mà không lo ngôi nhà của anh/chị chịu sức nặng quá lớn.
Nhôm với khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời, điều này cho phép ngôi nhà của anh/chị mát hơn nhiều trong những ngày nhiệt độ tăng cao. Điều này giúp anh/chị tiết kiệm năng lượng và tiền điện.
Nhôm cũng là vật liệu kim loại có thể tạo hình và uốn cong thành những hình dáng khác nhau, tạo giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của anh/chị.
Đặc biệt nhôm cũng là vật liệu kim loại bền vững và có thể tái chế. Đây được xem là một lợi thế lớn có thế lớn không chỉ tiết kiệm tài chính mà còn có lợi cho môi trường.
Khi kết hợp nhôm với vật liệu kính sẽ tạo nên một không gian với vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn hảo và trọn vẹn nhất.
3.2.2. Nhược điểm của vật liệu nhôm.
Tủ bếp nhôm trong thiết kế nội thất
Mặc dù được đánh giá cao về khả năng định hình và uốn, nhưng nó có thể dễ bị móp và xước hơn so với các vật liệu kim loại khác. Đặc biệt một số sản phẩm nội thất bằng nhôm còn có tiếng kêu cót két dễ gây khó chịu cho anh/chị.
Giống như các loại vật liệu kim loại khác, nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao nên khi trang trí nội thất với chất liệu nhôm anh/chị nên bố trí cho khoa học và hợp lý nhất.
3.2.3. Ứng dụng của nhôm trong thiết kế nội thất.
Cửa nhôm kết hợp với chất liệu kính
Nhôm có nhiều ưu điểm như bền, nhẹ và thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nội thất có tính thẩm mỹ cao. Việc ứng dụng nhôm trong thiết kế đồ nội thất từ lâu đã trở thành xu hướng được nhiều anh/chị ưa chuộng.
Nhôm kết hợp với vật liệu kính tạo nên những sản phẩm nội thất sang trọng như tủ bếp, tủ quần áo, tủ trang trí phòng khách,... Thậm chí nhôm còn được xem là vật liệu làm trần nhà được nhiều gia đình Việt ưa chuộng.
Tủ quần áo nhôm sang trọng
Đối với các dự án thiết kế nội thất văn phòng hiện đại, nhôm được sử dụng làm hệ khung xương và các vách ngăn nhẹ. Tạo nên tính năng động, trẻ trung cho không khí làm việc nơi công sở.
3.3. Thép không gỉ trong thiết kế nội thất.
Thép không gỉ hay còn gọi là inox với những ưu điểm vượt trội nên được xem là loại vật liệu nội thất ngày càng được yêu thích trong thiết kế nội thất gia đình.
3.3.1. Ưu điểm của thép không gỉ.
Thép không gỉ trong thết kế nội thất
Thép không gỉ có tính năng chống ăn mòn và chống oxy hóa cao, điều này làm tăng chất lượng và tuổi thọ của các sản phẩm nội thất.
Giống như các vật liệu kim loại khác, thép không gỉ là hợp kim có thể tái chế mà không làm mất đi những phẩm chất vốn có. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cũng như là giảm sức nặng đến môi trường sống của chúng ta.
Với đặc tính không gỉ, màu sắc sáng bóng, các sản phẩm nội thất từ thép không gỉ rất dễ dàng lau chùi và vệ sinh. Đồng thời, nó còn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ, sạch sẽ cho ngôi nhà.
Inox được đánh giá cao về khả năng chịu lực và chịu nhiệt, với độ cứng, độ dẻo ở mức tiêu chuẩn nên anh/chị có thể sử dụng nó trong những môi trường khắc nghiệt.
Với những anh/chị quan tâm đến sức khỏe thì thép không gỉ chính là sự lựa chọn an toàn cho sức khỏe của anh/chị.
3.3.2. Nhược điểm của thép không gỉ.
Thép không gỉ cũng có một số hạn chế
Hạn chế lớn nhất của thép không gỉ so với các loại vật liệu kim loại còn lại là giá thành cao hơn. Tuy nhiên khả năng tạo hình còn gặp nhiều hạn chế.
3.3.3. Ứng dụng của thép không gỉ trong thiết kế nội thất.
Ứng dụng của thép không gỉ trong thiết kế nội thất
Thép không gỉ là loại vật liệu nội thất hiện đại được ứng dụng nhiều trong gian bếp của nhiều gia đình Việt trong những năm trở lại đây. Chất liệu này sẽ giúp không gian bếp của anh/chị như khoác lên 1 mình áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp sang trọng.
Bên cạnh đó, inox còn được ứng dụng để làm thành nồi niêu, xoong chảo,...
3.4. Thiết kế nội thất với chất liệu sắt.
Trong trang trí nội thất hiện đại, sắt đã thoát khỏi sự cứng nhắc thường thấy của vật liệu kim loại. Thay vào đó, sắt trong thiết kế nội thất thể hiện một nét đẹp hiện đại, ấn tượng và đầy cá tính.
3.4.1. Ưu điểm của vật liệu sắt.
Sắt mang đến sự cá tính cho ngôi nhà củ anh/chị
Vật liệu sắt trong thiết kế nội thất sẽ mang đến cho không gian sống của anh/chị một hơi hướng mới, đầy cá tính mạnh mẽ.
Với ưu điểm bền chắc, khả năng chịu lực cao, dễ dàng tạo hình với nhiều kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
Xét về tính thẩm mỹ thì vật liệu sắt với những ánh kim cùng với nhiều màu sắc mang lại vẻ sang trọng và lộng lẫy cho ngôi nhà của anh/chị. Có thể nói rằng, sắt chính là vật liệu giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng và cuốn hút cho ngôi nhà của anh/chị.
Vật liệu sắt có độ linh hoạt khá cao điều này có thể phát huy được tối đa sự sáng tạo vốn có của nhà thiết kế nội thất. Việc kết hợp vật liệu sắt với những vật liệu khác như gỗ tự nhiên, kính… sẽ giúp cho không gian trở nên cá tính và cuốn hút hơn rất nhiều.
Những sản phẩm nội thất từ sắt như cửa, tủ bếp, bàn ghế… sẽ toát lên sự mạnh mẽ mà không mất đi điểm nhấn mềm mại của các vật liệu nội thất mang lại.
Gỗ tự nhiên dần dần trở nên khan hiếm, để hạn chế việc khai thác rừng bừa bãi thì vật liệu sắt được xem là sự thay thế hoàn hảo.
3.4.2. Nhược điểm của vật liệu sắt.
Vật liệu sắt nhanh bị rỉ rét gây mất thẩm mỹ
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì đồ nội thất làm từ sắt cũng sẽ có những điểm trừ nhất định.
Thứ nhất, nếu không cẩn thận lựa chọn chất liệu sắt tốt, đồ dùng của anh/chị sẽ rất nhanh bị rỉ rét và hư hỏng.
Thứ hai là, nếu loại sơn được sử dụng cho sắt không phải là sơn tĩnh điện hoặc là loại sơn tĩnh điện chất lượng thấp. Thì sau một thời gian lớp sơn sẽ dễ dàng bị bong tróc gây mất thẩm mỹ.
3.4.3. Ứng dụng của sắt trong thiết kế nội thất.
Ứng dụng của sắt trong thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất với chất liệu sắt
Khác xa với những vẻ ngoài cứng nhắc, sắt thường được gia công thành những đường nét uốn lượn trở thành những cửa sắt hay lan can ban công. Sắt còn được ứng dụng thành cây treo đồ,....
Lời kết:
Cùng với các vật liệu khác, vật liệu kim loại trong nội thất dường như trở thành một xu hướng nội thất được nhiều anh/chị ưa chuộng.
On Home Asia hy vọng rằng qua bài viết trên, anh/chị sẽ có thêm thông tin hữu ích về loại vật liệu nội thất này. Nếu anh/chị có nhu cầu tư vấn thêm về nội thất vui lòng liên hệ với On Home Asia qua hotline 0937767337!
BÌNH LUẬN