Ý nghĩa về 11 ngày Tết Việt Nam không phải ai cũng biết

Tết Việt Nam luôn mang ý nghĩa trọng đại, không chỉ thể hiện nét đẹp của thuần phong mỹ tục mà còn đại diện cho đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Thế nhưng, hiện nay nhiều anh/chị với nỗi lo "cơm áo gạo tiền" mà đôi khi quên mất ý nghĩa quan trọng của ngày Tết.

Và trong bài viết này, On Home Asia xin chia sẻ đến anh/chị ý nghĩa cùng phong tục đón Tết đúng chuẩn. Cùng theo dõi anh chị nhé!

1. Tết Nguyên Đán

Tết nguyên đán (thường được gọi là tết ta, tết âm lịch, tết cổ truyền) là dịp lễ tết đầu năm tính theo âm lịch. Được xem là dịp lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất tại Việt Nam. Tết cổ truyền được tính theo âm lịch và được tổ chức vào mùng 1 tháng giêng.

Khoảng thời gian này, các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi các thành viên trong gia đình. Và dành cho nhau những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng thọ và ngay cả cách trang trí bàn thờ gia tiên.

tết nguyên đán

Ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam

Một số hoạt động thường diễn ra vào ngày Tết cổ truyền

Thông thường các hoạt động được chuẩn bị trước Tết khoảng 2 tuần. Anh chị sẽ thường dọn dẹp, quét dọn, trang trí và sắm sửa cho căn nhà của mình. Ngoài những yếu tố trên thì những hoạt động sau đây cũng được xem là phong tục của Việt Nam vào những dịp lễ Tết:

1.1 Đưa ông Táo về trời

Đưa Ông Táo về trời được xem là giai đoạn đầu khi bước vào chuỗi ngày Tết cổ truyền. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mỗi gia đình đều sẽ đưa ông táo về trời.

Việc đưa ông Táo (Thần bếp) sẽ được đưa vào buổi trưa hoặc chiều để tiễn ông Táo về trời để có thể báo cáo tất cả những việc làm của mỗi gia đình đến với Ngọc Hoàng. 

ông táo

Đưa ông táo về trời bằng cá chép

TẢI FILE DECAL TRANG TRÍ TẾT ẤN TƯỢNG

1.2 Tiệc Tất Niên

Tiệc Tất Niên được tổ chức vào ngày 30 hằng năm. Giúp các thành viên trong gia đình sum họp và chia sẻ với nhau những chuyện vừa trải qua trong năm đó.

tiệc tết niên

Tiệc tất niên vào ngày Tết Cổ Truyền

Để có thêm kinh nghiệm hơn trong việc trang trí nhà cửa vào ngày Tết, On Home Asia mời anh/chị tham khảo bài viết Trang Trí Tết.

1.3 Khoảnh khắc Giao thừa

Giao thừa sẽ xảy ra vào lúc 0 giờ 0 phút ngày Mồng 1 tháng Giêng sẽ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ghi nhận khoảnh khắc này, mọi gia đình đều sẽ dọn 2 mâm cỗ. 

  • 1 mâm được bày cúng trên bàn thờ gia tiên
  • 1 mâm được bày ở khoảng sân trước nhà

Một số địa điểm sẽ được tổ chức bắn pháo hoa để xua đi những điều chưa may mắn của năm cũ và đón nhận một năm mới may mắn rực rỡ hơn. 

pháo hoa ngày tết

Khoảnh khắc bắn pháo hoa vào ngày Tết Nguyên Đán

1.4 Xông đất vào ngày đầu năm

Xông đất được xem là một tục lệ được lưu truyền từng đời đến con cháu. Nhiều gia đình xem như là một ngày “mở hàng” cho một năm mới thuận lợi, bình an và thành công. Sau 0 giờ ngày Mùng 1 tháng giêng, bất cứ ai bước vào nhà đầu tiên sẽ được xem là người xông đất. 

Người xông đất rất quan trọng vào dịp đầu năm mới. Bởi người có tính tình vui vẻ, đạo đức tốt sẽ mang đến một năm mới thành công may mắn cho cả gia đình. Cầu mong cho gia chủ thuận buồm xuôi gió và trôi chảy trong mọi công việc. 

xông đất đầu năm

Xong đất đầu xuân là tục lệ quan trọng của mỗi người con Việt Nam

1.5 Xuất hành và hái lộc đầu năm

  • Xuất hành đầu năm được thực hiện để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình.
  • Hái lộc đầu năm sẽ giúp cho người xuất hành nhận được tươi mới, may mắn cho một năm mới. Ngoài ra, nhánh lộc đó được mang về và cấm vào bàn thờ gia tiên để có thể nhận bình an và tài lộc cho cả gia đình.

xuất hành và hái lộc

Hái lộc và du hành đầu xuân sẽ mang may mắn cho cả gia đình

1.6 Tục chúc tết, tục viếng thăm, mừng tuổi

  • Tục chúc tết là thời điểm con cháu sum họp và dành cho các thành viên những lời chúc tốt đẹp, may mắn. Năm mới tới, các thành viên đều tăng thêm một tuổi nên ngày mùng 1 sẽ là ngày “chúc thọ” ông bà, cha mẹ. 
  • Tục viếng thăm là khoảnh khắc gắn kết tình cảm gia đình với họ hàng. Với lời chúc sức khỏe, tài lộc, anh khang và thực hiện được mong muốn cho một năm mới. 
  • Mừng tuổi sẽ là khoảnh khắc ông bà, cha mẹ dành những phong bao “lì xì” chứa lộc cho trẻ em với lời chúc “ăn no, chóng lớn”. 

tục chúc tết

Tục chúc Tết, viếng thăm mừng tuổi đầu xuân Tết Nguyên Đán

1.7 Tục hóa vàng

Tục hóa vàng vào ngày mùng 4 tháng giêng hằng năm, mọi gia đình đều làm một mâm cơm canh và có vàng mã để làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn tết với con cháu. Và đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm và phù hộ cho con cháu ở lại. 

tục hóa vàng

Tục hóa vàng vào mùng 4 tháng giêng hằng năm

1.8 Khai hạ đầu xuân

Khai hạ đầu xuân được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng là ngày cuối cùng của chuỗi ngày tết. Một số gia đình Việt sẽ làm lễ hạ Cây nêu (lễ khai hạ) và đó cũng là khoảnh khắc bước vào công việc làm ăn cho một năm mới để thuận lợi hơn. 

khai hạ đầu xuân

Khai hạ vào ngày mùng 6 tháng giêng 

TẢI FILE TRANH TREO TƯỜNG NGÀY TẾT

2. Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm trăng rằm đầu tiên của một năm mới. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn có 2 tên gọi khác là ngày Rằm tháng giêng và ngày Tết Thượng Nguyên. Được tổ chức vào đêm 14 tháng giêng và trọn vẹn ngày 15 tháng giêng hằng năm. 

Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình sẽ có thể bày mâm cỗ để cúng và dâng lên ông bà vào ngày lễ này. Để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà thì vào ngày tết nguyên tiêu mỗi gia đình sẽ cúng 1 mâm cơm. Mục đích chính là việc cầu cho cả gia đình có sức khỏe, bình an và tài lộc. 

tết nguyên tiêu việt nam

Ngày Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là ngày Rằm tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu thực hiện với phần lễ với các nghi thức như diễu hành, trình diễn, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, trình diễn âm nhạc, đối nhang vòng, lì xì, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa,...

Có thể cảm nhận được rằng ngày Tết Nguyên Tiêu mang một ý nghĩa quan trọng cho những người con của Việt Nam. Và đặc biệt là nền văn hóa đa dạng của người Việt.

tết nguyên tiêu

Múa lân sư rồng vào ngày Rằm tháng giêng

3. Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày tết được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Được bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc và khi đến với Việt Nam thì Tết Hàn Thực cũng được mang một ý nghĩa khác về tâm linh. Các phong tục cũng được thay đổi để có thể phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. 

Tết Hàn Thực thường xuất hiện ở miền Bắc ở Việt Nam. Hằng năm, nhiều gia đình làm bánh trôi, bánh chay hoặc xôi chè và cúng lên bàn gia tiên của mỗi gia đình. Tết Hàn thực ở Việt Nam sẽ không có sự kiêng cữ lửa như ở Trung Quốc và được sử dụng lửa như một ngày bình thường. 

tết hàn thực

Bánh trôi nước được xem là loại bánh có ý nghĩa vào ngày Tết Hàn Thực

Món bánh chính của ngày lễ này đó chính là bánh trôi nước. Để bày tỏ lòng thành và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Đó chính là cách tưởng nhớ người thân và những người đã khuất vào những ngày cuối xuân.

tết hàn thực việt nam

Chè trôi nước mang ý nghĩa sâu sắc về truyền thống "uống nước nhớ nguồn"

4. Tết Thanh Minh

Khi nhắc đến Tết Thanh minh thì bao giờ mọi người dân của Việt Nam cũng nghĩ đến ngày lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Thông thường, ngày tiết thanh minh được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 âm lịch để cúng. Còn tùy vào mỗi gia đình thì sẽ lựa chọn 1 ngày cụ thể để có thể tổ chức ngày tiết Thanh minh. 

tết thanh minh

Tết Thanh minh được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 âm lịch

4.1 Lễ Tảo mộ

Lễ Tảo mộ thông thường sẽ được diễn ra vào mùng 4 tháng 4 mỗi gia đình sẽ đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau khi tảo mộ. Công việc chính khi đi tảo mộ là làm sạch, sửa lãi ngôi mộ của ông bà gia tiên. Mỗi thành viên sẽ mang theo cuốc, xẻng, chổi để dọn sạch những cây cỏ mọc trên mộ hoặc xung quanh ngôi mộ.

Sau khi dọn dẹp sạch xung quanh ngôi mộ thì người đi tảo mộ sẽ chuẩn bị một bó hoa, bánh, nước, thắp hương và đốt vàng mã. 

lễ tảo mộ

Lễ Tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh

4.2 Hội Đạp thanh

Hội Đạp thanh là khoảng thời gian dành cho các cặp đôi nam nữ thanh niên sẽ tham gia và du xuân. Nhưng hiện nay thì ngày hội này có lẽ không còn và chỉ có một số tỉnh phía Bắc các cặp đôi còn tham gia.

hội đạp thanh

Ngày hội Đạp thanh dành cho các cặp đôi

5. Tết Đoan Ngọ

tết đoan ngọ

Những món ăn thường được dùng vào ngày Tết Đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ thường được gọi là tết diệt trừ sâu bọ. Ngày này, sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng. 

Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ là dịp các thành viên thường ăn tết ở nhà với gia đình vào dịp giữa năm. Những món ăn thường được dùng vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ tiêu trừ bệnh tật trong người như sau:

  • Rượu nếp: đây là loại nước không thể nào có thể thiếu được vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo người xưa, vào ngày này các loại ký sinh thường ngoi lên trong bụng. Anh chị có thể tận dụng ngày này để có thể loại bỏ chúng giúp hệ tiêu hóa của mình trở nên tốt hơn. Và anh/chị nên uống vào buổi sáng sẽ mang đến nhiều hiệu nghiệm hơn.
  • Bánh ít tro: loại bánh này có màu vàng đậm và được dùng lá tre, lá chuối để gói sau đó mang đi hấp. 
  • Trái cây: thông thường sẽ lựa chọn những loại trái cây có vị chua và nên ăn vào  buổi sáng. 
  • Thịt vịt: vào ngày Tết Đoan ngọ anh/chị nên mua Thịt vịt để làm món ăn và mang đến sự mát mẻ cho cả gia đình.
  • Chè trôi nước: những viên chè được làm bằng bột nếp và bên trong có đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa mang đến hương vị ngọt ngào và trọn vẹn hơn cho ngày Tết diệt sâu bọ.

bánh ít tro

Bánh ít tro được dùng vào ngày Tết Đoan ngọ

6. Tết Trung Nguyên

Tết Trung Nguyên việc cúng rằm thường được làm vào ban ngày và trước khi mặt trời lặn. Theo tín ngưỡng ngày Tết Trung Nguyên sẽ là ngày “xá tội vong ân” nên sẽ được cúng trước nhà. 

Vào buổi chiều, mọi gia đình đều cúng 2 mâm cơm dâng lên tổ tiên và 1 mâm cúng trước sân. 

  • Mâm cúng tổ tiên sẽ cùng mâm cơm canh mặn hoặc chay để dân lên cúng tổ tiên với những vật dụng cần thiết như quần áo, tiền vàng,... Để người cõi âm nhận được cuộc sống ấm no và tiện nghi.

tết trung nguyên

Mâm cơm canh dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết Trung Nguyên

  • Mâm cúng vong hồn thường được cúng bánh, kẹo, 12 chén cháo loãng, tiền vàng mã,...

tết trung nguyên việt nam

Mâm bánh được cúng trước nhà vào ngày Tết Trung Nguyên

Vào tháng 7 âm lịch cũng được xem là tháng của ngày lễ Vu lan. Thường có nghi thức “Bông hồng cài áo” để gắn vào ngực áo bên trái. Để có thể tỏ lòng tôn kính và lòng hiếu thảo của con cái đến với cha mẹ.

Mỗi bông hoa sẽ mang ý nghĩa riêng để cài lên áo vào ngày lễ Vu Lan:

  • Hoa màu đỏ dành cho những ai còn cha, còn mẹ
  • Hoa màu vàng danh cho những vị đã xuất gia
  • Hoa màu hồng dành cho những ai mất cha hoặc mất mẹ
  • Màu trắng dành cho những ai không còn cha mẹ trên đời

hoa cài áo

Những bông hoa cài lên ngực trái vào ngày lễ Vu Lan

7. Tết Trung Thu

Tết Trung Thu thường tổ chức vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch. Đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em đi chơi là chính. Chính vì thế, vào ngày này trẻ em đều rất mong đợi, vì được bố mẹ, anh chị tặng lòng đèn với hình dáng mẫu mã đa dạng để đi chơi. 

tết trung thu

Ngày Tết Trung thu của Việt Nam 

Mỗi gia đình Việt đều bày năm cổ với những món như Bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, dưa hấu,... và tùy vào từng gia đình mà có những mâm cỗ được trang trí khác nhau.

Khi nhìn thấy ánh trăng trên đỉnh đầu cũng là lúc mà mọi người trong gia đình quay quần và cùng nhau phá cỗ. Vừa thưởng thức những hương vị của ngày Tết Trung Thu vừa ngắm ánh trăng tròn.

Mâm cỗ tết trung thu

Một trong những mâm cỗ được bày trí vào ngày Tết Trung Thu

Ngày trước, các tổ chức ở phường, khu phố sẽ tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn khắp xóm trong đêm trung thu. Để mang lại không khí đặc biệt đó các cán bộ đoàn sẽ tổ chức múa lân, múa rồng hòa cùng tiếng nhạc và trống sẽ làm cho không khí trở nên vui nhộn và thú vị. 

Sau khi tổ chức Tết Trung thu sẽ đến với thủ tục tặng quà. Mỗi đứa trẻ sẽ được phát quà, nhận được lòng đèn,... để giúp cho các bé có hoàn cảnh khó khăn có một mùa trung thu ấm áp.  

lòng đèn trung thu

Những đứa trẻ được tặng những món quà nhỏ vào đêm

8. Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu là ngày tết dành cho người cao tuổi và được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Để tỏ lòng thành và sự kính trọng đến với ông bà của mình.

Khi nhắc đến hoạt động này thì mọi người đều phải có bổn phận luôn chăm sóc và yêu thương người cao tuổi. Đó là trách nhiệm của người con, người cháu đối với ông bà của mình.

tết trùng cửu

Ngày Tết Trùng cửu được xuất xứ từ Trung Quốc

Bánh trùng cửu là loại bánh bắt nguồn từ một số nơi không có núi. Khi ăn bánh Trùng cửu này thì có thể thay cho việc leo núi cao vào dịp lễ. Hoạt động chính của ngày lễ này đó chính là cùng nhau đến vùng núi cao, tháp cao để có thể thưởng ngoạn phong cảnh núi non.

Ngoài ra phong tục  không kém phần quan trọng đó là ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc. Với mục đích chính là tiêu trừ bệnh tật và côn trùng, sâu bọ. 

Vì có thể sau này mùng 9 tháng 9 âm lịch thời tiết dễ thay đổi, mọi vật xung quanh kể cả con người đều có thể bị cảm cúm, bệnh tật. Rượu hoa cúc có tác dụng sáng mắt, giải nhiệt, giải cảm.

Vì thế khi uống rượu rất có lợi cho sức khỏe con người. Đó chính là lý do chính khi sử dụng rượu hoa cúc vào ngày lễ mùng 9 tháng 9 âm lịch hằng năm.

tết trùng cửu có trà cúc

Dùng rượu hoa vào ngày Tết Trùng Cửu

9. Tết Trùng Thập

Theo lịch sử của y học cổ truyền thì Tết Trùng Thập vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch sẽ là thời gian giao mùa từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh. Nên thời gian này sẽ tạo điều kiện cho các loại thuốc quý phát triển tốt nhất.

Vì thế ngày Tết của thầy thuốc bắt đầu từ đó. Vào ngày này, gia đình nào có truyền thống y học lâu đời sẽ làm nhiều mâm cơm, cỗ linh đình. Để mời anh em, bạn bè, người thân và những khách hàng lâu năm đến dùng cơm và ăn uống tăng cường các mối quan hệ xã hội.

tết trùng thập

Ngày Tết Trùng Thập ở nông thôn

Tết Trùng Thập ở một số vùng nông thôn của Việt Nam sẽ là ngày Tết mừng cơm mới. Sau một mùa thu hoạch bội thu những người dân nông thôn sẽ thường làm một loại bánh có tên là dày, nấu chè để có thể dâng lên bàn thờ của tổ tiên. Với ý nghĩa chính là cảm tạ trời đất, ông bà tổ tiên đã phù hộ cho bà con có một mùa thu hoạch bội thu và chất lượng.

Một năm của người nông dân ở Việt Nam được chia thành 2 mùa vụ để có thể gặt lúa. Mùa vụ đầu tiên sẽ được gieo trồng vào lúc lập xuân và mùa vụ thứ 2 vào mùa hè.

Khoảng thời gian tháng 9 âm lịch sẽ bắt đầu thu hoạch và mùng 10 đến rằm tháng 10 âm lịch. Người ta sẽ tổ chức nghi lễ cúng cơm để chúc mừng cho một mùa thu hoạch bội thu.

bánh dày có kèm chả lụa

Bánh dày ăn kèm với chả lụa vào ngày Tết Trùng thập

10. Tết Táo quân

Táo quân theo tín ngưỡng dân gian thì đó là 3 vị thần xuất hiện từ Trung Quốc là Thổ công, Thổ địa và Thổ Kỳ. Nhưng khi được Việt hóa thành huyền tích thì đó là “2 ông 1 bà”. Đó là Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp núc. Tuy vậy, người Việt Nam gọi truyền nhau là Ông Bà Táo

Lễ vật quan trọng nhất trong lễ đưa Táo quân về trời là con cá chép sống. Sau khi cúng con cá chép, gia chủ nên mang con cá chép thả ở sông hồ và được gọi là phòng sinh. Có một số gia đình sẽ mang cá chép này thả vào giếng hay bể để nuôi cá lớn với mong muốn trong coi nhà cửa cho gia chủ.

ngày tết táo quân

Ngày Tết Táo quân được tính vào ngày 23 tháng chạp hằng năm

Người dân Việt Nam thông thường sẽ dâng những hoa quả, bánh mứt, kẹo ngọt. Để cầu mong ông Táo sẽ về trời để có thể trình đến Ngọc Hoàng những sự việc, sự kiện ngọt ngào và xảy ra trong một năm vừa qua ở trần gian.

Bởi thế, mỗi gia đình thường sẽ chuẩn bị việc đưa ông Táo về trời rất thịnh soạn. Với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ trình đến Ngọc Hoàng và việc làm chưa tốt sẽ được báo cáo nhẹ nhàng hơn. 

đưa ông táo mâm cơm

Mâm cỗ dùng để tiễn Ông Táo về trời

11. Tết trừ tịch

Tết Trừ tịch còn được hiểu là khoảng thời gian trước nửa đêm từ 23 giờ đêm 30 tháng chạp đến 1 giờ Mùng 1 tháng giêng. Khoảng thời gian này được xem là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong một năm.

Trong đêm trừ tịch, các thành viên trong gia đình sẽ chuẩn bị quét dọn sạch sẽ những muộn phiền trong đời sống. Và chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu của năm mới may mắn.

tết trừ tịch

Một trong số những mâm cỗ được bày vào ngày Trừ Tịch

Vào ngày Tết Trừ Tịch, mỗi gia đình đều nên chuẩn bị cúng 1 mâm xôi với con gà trống luộc hoặc mâm xôi với chân giò lợn. Với mong muốn cầu chúc cho một năm mới bình an, thuận hòa, sức khỏe và những điều tốt lành cho năm mới. Vào những giây phút giao thừa đến gần, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị và dọn ra phía trước sân để có thể cúng ngoài trời.

Trong buổi lễ thiêng liêng này, thông thường ông bà, cha mẹ sẽ là người tạ ơn trời đất, tổ tiên để có thể trút bỏ những điềm chưa tốt của năm cũ để có thể chào đón 1 năm mới thuận lợi hơn.

mâm cơm ngày tết trừ tịch

Mâm cơm được bày vào ngày Tết Trừ tịch

Lời kết:

Tết Việt Nam là một trong những ngày tết mang phong tục truyền thống được lưu truyền và gìn giữ cho đến tận hôm nay. Một nét đẹp văn hóa không thể bị mai một và đang được các thể hệ sau tiếp nối và phát triển hơn.

Qua bài viết Tết Việt Nam mà On Home Asia vừa chia sẻ, hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích đến anh/chị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội Thất Căn Hộ The Maison Bình Dương

Tọa lạc tại đường Phan Bội Châu, phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, The Maison Bình Dương là một trong những dự án...


Topics: Thiết kế nội thất căn hộ, Căn hộ Bình Dương

Nội thất nhà phố Artisan Park Bình Dương

Artisan Park là dự án nhà phố được xây dựng bởi chủ đầu tư Gamuda Land tại Thành phố mới Bình Dương. Dự án dự kiến sẽ được bàn...


Topics: Thiết kế nội thất nhà phố, Nhà phố Bình Dương

Nội Thất Nhà Phố Sycamore Bình Dương

Chị Ngọc Trang - 46 tuổi - là một nữ doanh nhân thành đạt. Chị có gia đình, với 3 nhóc đã lớn và đi học. Chồng cũng là một doanh...


Topics: Thiết kế nội thất nhà phố, Nhà phố Bình Dương

Nhà đẹp tinh tế - nhờ có thiết kế
Tải mẫu thiết kế như ý

tai-mau-thiet-ke-noi-that-oha

DANH MỤC DỊCH VỤ

thiet-ke-noi-that
thi-cong-noi-that
du-an-hoan-thanh