Phong thủy nhà vệ sinh 【Những đại kỵ 】Chủ nhà cần phải tránh

Phong thủy nhà vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự hưng thịnh của một gia đình.

Nếu anh/chị đang phân vân không biết nên bố trí nhà vệ sinh như thế nào cho đúng bài phong thủy nhất. Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nhà vệ sinh cố ý nghĩa gì đối với đời sống.

2. Hướng nhà vệ sinh và những điều cần biết.

3. Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn.

4. Cửa nhà vệ sinh và những điều cần lưu ý.

5. Có nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?

6. Phong thủy nhà vệ sinh và những đại kỵ nhất định phải nhớ.

7. Màu sơn nhà vệ sinh hợp phong thủy.

1. Nhà vệ sinh có ý nghĩa gì đối với đời sống.

nhà vệ sinh có vai trò lớnPhong thủy nhà vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống gia đình

Nhà vệ sinh được xem là một khu vực công năng không thể thiếu trong một công trình nhà ở. Tuy chỉ là một không gian phụ nhưng nó đóng nhà vệ sinh đóng vai trò quan trọng không kém phần so với các không gian khác tạo nên tổng thể một ngôi nhà hoàn chỉnh. 

Trong phong thủy nhà ở, cùng với cửa chính, phòng ngủ, phòng bếp thì nhà vệ sinh cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của gia đình. Phong thủy nhà vệ sinh cũng có ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp và tinh thần của các tinh thần các thành viên trong gia đình.

Để có được ngôi nhà hoàn hảo thì tất cả các không gian phải được thiết kế hài hòa và cân xứng với nhau. Trong đó nhà vệ sinh cũng được gia chủ chú ý không kém so với các không gian còn lại.

Nên thiết kế nhà vệ sinh như thế nào để mang lại một không gian thoải mái, đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố phong thủy. Hãy cùng On Home Asia tìm hiểu những điều thú vị về phong thủy nhà vệ sinh mà không phải ai cũng biết dưới đây nhé!

đăng kí thiết kế - thi công nội thất trọn gói

2. Hướng nhà vệ sinh và những điều cần biết.

hướng nhà vệ sinh theo nguyên tắc tọa hung hướng cátHướng nhà vệ sinh là một vấn đề được nhiều anh/chị quan tâm trong phong thủy nhà vệ sinh

Có nhiều gia đình quan niệm rằng khi xây nhà chỉ nên chú ý đến phong thủy phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp thôi còn nhà vệ sinh chỉ là một không gia phụ không quan trọng nên đặt ở đâu cũng được, không nhất thiết phải tuân thủ tính phong thủy. Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm, bố trí nhà vệ sinh như vậy không chỉ phản khoa học mà còn gây nên nhiều điều không may mắn.

Vốn dĩ, nhà vệ sinh là nơi mà anh/chị giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh lý nên nơi đây tụ nhiều uế khí và mùi hôi khó chịu nhất trong nhà. Chính vì thế anh/chị nên đặt nhà vệ sinh ở một hướng thích hợp để ngăn chặn các tạp chất dơ bẩn từ nhà vệ sinh không tràn qua các không gian khác. Vừa gây mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

Phong thủy nhà vệ sinh rất chú trọng đến hướng, bởi một hướng thích hợp sẽ mang đến cho anh/chị nhiều điều may mắn, tài lộc. Giúp gia đình tránh được các tai ương liên quan đến sức khỏe, tài chính và sự nghiệp.

2.1 Hướng nhà vệ sinh theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”.

hướng nhà vệ sinh theo nguyên tắc tọa hung hướng cátNhà vệ sinh nên được bố trí theo nguyên tắc tọa hung hướng cát

Trái ngược với những tiêu chí khác về hướng của ngôi nhà hay các không gian khác như phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ là phải chọn những hướng đại cát đại lợi.

Cũng giống như phong thủy nhà bếp, phong thủy cho rằng nhà vệ sinh nên được đặt theo nguyên tắc tọa hung hướng cát, tức đặt ở hướng xấu hoặc dữ thì càng mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhà.

Hướng nhà vệ sinh nên đặt theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”, tức là đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt.

Sở dĩ có quan niệm như vậy là các nhà khoa học phong thủy cho rằng nhà vệ sinh vốn mang nhiều tạp chất ô uế, không sạch sẽ. Nếu đặt ở những hướng tốt, hướng lành các khí xấu này sẽ lan ra các không gian khác ảnh hưởng xấu tới sao lành và vận may của chủ nhà.

Nếu hướng nhà vệ sinh nằm ở những hướng xấu sẽ hóa dữ thành lành, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho chủ nhà. 

2.2  Nên và không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng nào.

nên và không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng nàoNhà vệ sinh nên được đặt ở những vị trí phù hợp

Hướng Tây Bắc, Đông Nam, Đông sẽ là hướng thích hợp để bố trí nhà vệ sinh. Những hướng này sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho anh/chị. 

Hướng nhà vệ sinh đặt ở các phương vị khác nhau, sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến các thành viên khác trong gia đình. 

Vậy nhà vệ sinh không nên đặt ở đâu? Để tránh các rủi ro và hao tổn về tiền bạc và sức khỏe, anh/chị không nên đặt nhà vệ sinh ở các hướng sau đây:

  • Nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Tây:  nhà vệ sinh nếu đặt ở hướng Tây dễ gây các bệnh về khoang miệng và đường hô hấp. 

  • Nhà vệ sinh kỵ hướng Tây Nam: do khí năng của hướng Tây Nam biến chuyển không ổn định. Thổ Khí sẽ phá huỷ Thuỷ năng, khiến hao tổn sinh lực gia chủ gây ra các bệnh phụ khoa, bệnh thận, hệ thống tiêu hóa, viêm phúc mạc.

  • Hướng nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Đông Bắc: theo ngũ hành phong thủy, hướng Đông Bắc thuộc mệnh Thổ. Thổ khí sẽ phá hủy Thủy năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa đây là hướng quỷ hậu môn nếu đặt nhà vệ sinh ở hướng này sẽ dễ dẫn đến các bệnh như phong thấp, ngoài da.

  • Nhà vệ sinh kỵ hướng Bắc: trong phong thủy hướng Bắc thuộc mệnh Thủy, nhà vệ sinh cũng thuộc mệnh Thủy. Thủy thêm Thủy sẽ khiến ngôi nhà bị nhấn chìm, dễ xảy ra các tai nạn bất ngờ, hệ thống thần kinh có vấn đề.

  • Hướng nhà vệ sinh kỵ đặt ở hướng Nam: bởi hướng Nam thuộc hành Hỏa, khi đặt nhà vệ sinh ở đây dễ gây ra bố cục “thủy hỏa bất dung”. Hơn nữa đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam dễ gây các bệnh về tim, gan, các bệnh truyền nhiễm. 

Dù nhà vệ sinh đặt ở hướng nào cũng gây ra những tổn hại nhất định đến gia đạo và tài lộc của gia đình. Vì vậy trước khi bắt tay vào việc xây dựng nhà vệ sinh, anh/chị nên tìm tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy giàu kinh nghiệm nhất.

On Home Asia đã tổng hợp những lưu ý quan trọng nhất về phong thủy nhà vệ sinh tại đây. Anh/Chị có thể tải ngay phía dưới nhé!

phong thủy nhà vệ sinh

 

3. Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn

kích thươc nhà vệ sinhNhà vệ sinh nên được thiết kế và xây dựng với kích thước tiêu chuẩn

Kích thước hay diện tích nhà vệ sinh luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên trong kiến tạo không gian. Bởi một nhà vệ sinh với kích thước hợp lý sẽ mang đến cho anh/chị sự thoải mái khi sử dụng và hạn chế khí xấu lan tỏa ra các không gian khác nhau. 

Vậy nên thiết kế nhà vệ sinh với diện tích bao nhiêu là hợp lý nhất?

Kích thước nhà vệ sinh thường có các thông số sau:

  • Kích thước nhà vệ sinh nhỏ: diện tích tối thiểu của một công trình vệ sinh dân dụng sẽ rơi vào khoảng từ 2,5-3m2.  Kích thước này sẽ phù hợp với những nhà vệ sinh dưới chân cầu thang và cuối nhà. Những mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ như thế này chỉ đủ để bố trí các vật dụng cơ bản như bồn cầu, bồn rửa và vòi sen.

  • Nhà vệ sinh vừa: kích thước nhà vệ sinh vừa rơi vào khoảng 4-6m2. Ngoài các vật dụng cơ bản như bồn cầu, chậu rửa vòi sen thì với nhà vệ sinh vừa anh/chị có thể bố trí thêm các vật dụng khác như kệ tủ nhỏ, bồn tiểu cho nam.

  • Kích thước nhà vệ sinh lớn: có diện tích trên 10m2. On Home Asia tin rằng đây sẽ là diện tích nhà vệ sinh mà mọi gia đình mong muốn. Với diện tích này anh/chị có thể bố trí thêm nhiều tiện ích khác giúp mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

4. Cửa nhà vệ sinh và những điều cần lưu ý

4.1 Kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy

kích thước cửa nhà vệ sinhKích thước cửa nhà vệ sinh

Cửa nhà vệ sinh chính là thứ để ngăn cách giữa các không gian khác nhau và đảm bảo sự riêng tư của anh/chị. Chính vì thế việc lựa chọn cửa nhà vệ sinh rất quan trọng. 

Nên lựa chọn cửa nhà vệ sinh như thế nào để vừa đảm tính phong thủy vừa đảm bảo tính thẩm mỹ là mối quan tâm của nhiều anh/chị. Có rất nhiều yếu tố làm nên một cánh cửa phù hợp với không gian nhà vệ sinh, trong đó kích thước là yếu tố mà anh/chị quan tâm nhiều nhất. Khi lựa chọn kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy, anh/chị nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Cửa nhà vệ sinh không nên làm quá lớn vừa gây mất cân đối so với tổng thể không gian, vừa tốn diện tích và chi phí.

  • Cửa nhà vệ sinh không nên có kích thước quá nhỏ vừa gây sự bất tiện trong quá trình di chuyển, vừa gây mất thẩm mỹ và sự hài hòa cho toàn bộ công trình.

  • Tùy vào diện tích nhà vệ sinh mà anh/chị sẽ chọn được một cánh cửa với kích thước phù hợp. Trong đó cửa nhà vệ sinh có hai kích thước cơ bản như sau: 69cm x 198 cm và 81cm x 214cm. 

  • Phong thủy cửa nhà vệ sinh không nên quá cao hay quá rộng, chỉ cần vừa tới chữ “kiếp” và “hại” trên thước lỗ ban  là chuẩn phong thủy rồi.

Để đảm bảo nhà vệ sinh được thông thoáng anh/chị cần lắp thêm cửa sổ hay cửa thông khí để lấy gió, tạo dòng lưu thông không khí và giảm mùi nhanh chóng. Trong phong thủy, nên sử dụng các loại cửa sổ hình vuông và hình chữ nhật với các kích thước sau:

  • 62cm x 47cm (chiều cao x chiều rộng)

  • 66,5cm x 59cm (chiều cao x chiều rộng)

  • 67,5cm x 61cm (chiều cao x chiều rộng)

  • 69,5cm x 62cm (chiều cao x chiều rộng)

4.2 Cửa nhà vệ sinh nên được làm từ chất liệu gì?

chất liệu cửa nhà vệ sinh

Nên lựa chọn cửa nhà vệ sinh với chất liệu phù hợp

Cửa nhà vệ sinh là nơi chịu tiếp xúc với nước và nhiều hóa tẩy rửa nên ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do đó cửa nhà vệ sinh làm từ gì cũng là vấn đề quan trọng mà nhiều anh/chị quan tâm.

Hiện nay, cửa nhà vệ sinh được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhôm, nhựa và mỗi loại chất liệu đều có một ưu và nhược điểm khác nhau. 

  • Chất liệu gỗ: giúp cho không gian nhà vệ sinh thêm đẹp và gần gũi hơn. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm mốc không được tốt dẫn đến dễ bị cong vênh và mối mọt. 

  • Chất liệu nhôm: với độ bền cao nên được nhiều gia đình tin dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cửa nhôm dễ gây những tiếng cót két khó chịu và dễ bị biến dạng do va đập mạnh.

  • Chất liệu nhựa: với mẫu mã và màu sắc đa dạng nên ngày càng được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Cửa nhà vệ sinh có tính chống nước vượt trội, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt. Đặc biệt là các thiết kế của cửa nhựa rất đa dạng phù hợp với hầu hết các không gian.

5. Có nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?

có nên bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ không

Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi

Một trong những xu hướng thiết kế nội thất được nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng hiện nay đó chính là đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Tuy nhiên đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ có tốt không lại là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. 

Nhiều gia đình có ý kiến rằng việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ là điều phạm phong thủy. Bởi nhà vệ sinh vốn dĩ là khu vực ẩm ướt, tụ âm khí nặng nề, chứa nhiều vi khuẩn,...  Còn phòng ngủ là nơi cần sự yên tĩnh, việc có thêm yếu tố nước là điều cần tránh. 

Đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ làm cho hơi nước hấp thụ vào chăn gối gây ẩm mốc. Lâu dần gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo cảm giác mệt mỏi, đau nhức xương khớp,...

Còn nhiều gia đình lại cho rằng những ý kiến trên là những quan niệm lỗi thời và xưa cũ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại như ngày nay. Việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ tiết kiệm được không gian, diện tích và tiện lợi hơn trong quá trình sinh hoạt. 

Đặc biệt là những anh/chị thường xuyên đi tiểu đêm thì một phòng ngủ có tích hợp phòng vệ sinh sẽ giúp anh/chị giải quyết vấn đề cá nhân một cách nhanh gọn hơn. 

Tuy nhiên dù theo quan niệm nào đi chăng nữa, thì việc bố trí nhà vệ sinh theo phong thủy và thiết kế sao cho hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt vừa đảm bảo tính phong thủy. Để khắc phục nhược điểm nhà vệ sinh trong phòng ngủ thì anh/chị nên lưu ý những điều sau: 

  • Anh/chị có thể lắp đặt thêm một chiếc hồ lô treo ở đầu giường để giảm âm khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Anh/chị có thể đặt thêm một vài viên đá thạch anh trong nhà vệ sinh để cân bằng khí âm dương. Hơn nữa không nên để quần áo bẩn trong nhà vệ sinh quá lâu gây ẩm mốc và vi khuẩn gây bệnh cho người trong phòng. 

  • Không mở cửa nhà vệ sinh quá lâu, chỉ mở cửa khi có nhu cầu sử dụng. Khi sử dụng xong thì nên đậy nắp bồn cầu lại tránh trường hợp mùi hôi và vi trùng lây lan ra khắp không gian phòng ngủ.  Để khử mùi hôi của nhà vệ sinh, anh/chị có thể sử dụng tinh dầu để nhà vệ sinh có được mùi thơm hiệu quả. 

  • Trồng một đến hai chậu cây xanh nhỏ xinh để hút đi những khí xấu, tạo không khí thoáng đãng cho không gian nhà vệ sinh. 

Sau đây, On Home Asia xin gửi đến anh/chị những nguyên tắc quan trọng trong phong thủy nhà vệ sinh. 

miễn phí tư vấn thiết kế và thi công nội thất tại On Home Asia

6. Phong thủy nhà vệ sinh và những đại kỵ nhất định phải nhớ.

phong thủy nhà vệ sinh và những điều kiêng kỵ

Phong thủy nhà vệ sinh có rất nhiều điều kiêng kỵ

  • Cửa nhà vệ sinh kỵ đặt đối diện với phòng ngủ: vì âm khí từ nhà vệ sinh lan vào phòng ngủ làm cho anh/chị dễ bị cảm mạo, nhiễu lạnh phổi. 

  • Không kê giường ngủ sát tường nhà vệ sinh: vì nước ở trong đường nước nhà vệ sinh, và đọng lại trong toilet dễ khiến cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của anh/chị dễ bị gián đoạn, giấc ngủ chập chờn, dễ thức giấc vào nửa đêm. Lâu dần dễ gây ra các bệnh về hệ thần kinh như rối loạn tiền đình, đau nửa đầu,...

  • Không bố trí nhà vệ sinh đối diện với cửa chính: như đã biết cửa chính là nơi đón nhận tất cả các dòng năng lượng tốt đẹp vào nhà. Nếu đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa chính sẽ khiến tất cả các sinh khí tốt đẹp đều vào thẳng nhà vệ sinh khiến các không gian còn lại không nhận được năng lượng. 

  • Phong thủy nhà vệ sinh và bếp: kỵ đặt bếp đối diện cửa nhà vệ sinh, vì bếp là nơi chuẩn bị và nấu thức ăn nuôi sống cả gia đình. Còn nhà vệ sinh là nơi chứa các chất thải sinh hoạt. Nếu đặt cửa nhà vệ sinh đối diện bếp dễ khiến cho vi khuẩn xâm lấn vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

  • Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh kiêng đặt bếp và nhà vệ sinh nối liền: nhiều gia đình Việt thường ưa chuộng lối thiết kế nhà bếp sát nhà vệ sinh để tạo sự thuận lợi cho quá trình sinh hoạt và tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, đây được xem là đại kỵ trong phong thủy nhà ở, bởi nếu đặt hai phòng này liền kề dễ gây ra hiện tượng Thủy Hỏa xung khắc. Khiến cho gia đạo không được êm ấm, thường xuyên xảy ra tranh cãi và bất hòa. Chưa kể, điều này còn phản khoa học dễ gây bệnh tật cho các thành viên trong gia đình.

  • Phong thủy nhà vệ sinh không được đặt đối diện với cầu thang đi lên: như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của các gia đình. Khí xấu đi xuống từ cầu thang sẽ đi thẳng vào nhà vệ sinh, gây tích thụ khí hôi độc hại. 

  • Nhà vệ sinh kiêng đặt đối diện với cầu thang đi xuống: bởi như vậy sẽ làm cho các khí xấu, vi khuẩn từ nhà vệ sinh chảy xuống các khu vực khác trong nhà.

  • Cửa nhà vệ sinh không nên được làm từ chất liệu kính: nhà vệ sinh là không gian kín đáo vì vậy nên tránh sử dụng cửa kính.

  • Cửa nhà vệ sinh không nên mở quá lâu: nếu anh/chị để cửa nhà vệ sinh mở trong thời gian lâu sẽ khiến các khí xấu, khí hôi tràn qua các phòng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của gia đình.

  • Không kê nền nhà vệ sinh cao hơn nền của các phòng khác: nhà vệ sinh vốn dĩ chứa nhiều uế khí nếu kê nền nhà vệ sinh cao hơn nền các phòng khác sẽ làm cho âm khí chảy ra các không gian khác. Vừa gây ô nhiễm không gian vừa phạm phải đại kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh. 

  • Kiêng đặt nhà vệ sinh bên trên hoặc bên dưới phòng thờ: do sự hạn chế về không gian nên nhiều gia chủ đã vô tình bố trí nhà vệ sinh ở dưới hoặc ở trên nhà vệ sinh. Chính điều này đã phạm một lỗi lớn trong phong thủy nhà vệ sinh. Bởi như vậy sẽ làm cho uế khí lan ra các không gian khác khiến cho không gian thờ tự trở nên dơ bẩn. Điều này dễ khiến bề trên nổi giận và giáng tai họa xuống gia đình.

  • Không bố trí các vật dụng sắc nhọn vào trong nhà vệ sinh: nhà vệ sinh vốn dĩ là không gian chật hẹp vì vậy nếu đặt các vật sắc nhọn vào nhà vệ sinh dễ xảy ra các va chạm gây tổn thương đến da thịt. 

  • Không để nước rò rỉ trong nhà vệ sinh: theo quan niệm dân gian nước được coi là biểu tượng của tài lộc và may mắn. Việc để nước chảy trong nhà tắm được xem là sự thất thoát về tiền bạc.

  • Kiêng đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của căn nhà: khu vực trung tâm là một phần quan trọng trong phong thủy nhà ở. Khu vực này là nơi chỉ lan tỏa những năng lượng tốt và cần sự yên tĩnh và sạch sẽ. Vì vậy, nếu đặt nhà vệ sinh ở đây dễ khiến khí ẩm hôi lây lan khắp trong nhà vừa gây mất thẩm mỹ, vừa gây mất vệ sinh. 

  • Nhà vệ sinh không đặt ở vị trí thanh long của của ngôi nhà: theo quan niệm của người xưa, vị trí bên trái của cửa nhà nhìn từ trong nhà ra ngoài đường là nơi mà Thanh Long cai quản. Đây là linh vật có màu xanh ngọc bích mang nhiều may mắn và tài lộc. Vì vậy tuyệt đối không bố trí nhà vệ sinh ở vị trí này, vì dễ khiến cho anh/chị bị bệnh tật, gặp tai bay vạ gió, làm ăn thất bại dẫn đến phá sản.

  • Không bố trí nhà vệ sinh gần phòng thờ: Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều thứ ô uế, không được sạch sẽ. Việc đặt bàn thờ gần nơi như vậy được xem là sự xúc phạm và thiếu sự tôn trọng với thần linh và tổ tiên. Điều này dễ khiến các bề trên nổi giận và giáng nhiều tai họa xuống gia đình, làm cho gia đình anh/chị dễ bị tán gia bại sản, bệnh tật triền miên,....

  • Không đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang: theo phong thủy, thiết kế nhà vệ sinh ở cuối hành lang là một loại “lộ xung sát”. Đây được xem là điềm đại hung khiến cho các thành viên trong nhà luôn gặp chuyện không yên ổn. Vì vậy, anh/chị chỉ nên bố trí nhà vệ sinh một bên hông của hành lang và thiết kế thêm một cửa sổ thông gió. Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh ở ngay phía cuối hành lang anh/chị nhé!

  • Đặt gương trong nhà vệ sinh: gương treo trong nhà vệ sinh không nên để chiếu thẳng vào các thiết bị vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu. Tuyệt đối không nên bố trí gương chiếu thẳng vào người khi đang sử dụng tránh việc tạo ra ảo ảnh và không thoải mái.

7. Màu sơn nhà vệ sinh hợp phong thủy.

màu sơn nhà vệ sinh

Màu sơn nào phù hợp với phong thủy nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh tuy chỉ là một công trình phụ nhưng khi xây dựng và thiết kế nội thất cũng cần chú ý đến tính thẩm mỹ. Một nhà vệ sinh đẹp có tác động lớn đến tâm lý của người sử dụng, trong đó màu sơn là yếu tố quan trọng. 

Vì nhà vệ sinh là không gian có diện tích khá hạn chế và không đủ dương khí vì vậy anh/chị cần tránh những gam màu như: đen, tím đậm,... Tránh trường hợp nhà vệ sinh tích tụ quá nhiều âm khí gây hại đến sức khỏe, tài lộc và may mắn của gia đình.

Nhà vệ sinh theo phong thủy nên dùng những màu sơn nhẹ nhàng như xanh lam, trắng, kem, nâu,... kết hợp thêm những sản phẩm nội thất cao cấp sẽ mang lại sự sang trọng, hiện đại cho không gian.

Lời kết:

Phong thủy nhà vệ sinh là một điều quan trọng mà anh/chị cần quan tâm trước khi bắt tay vào việc xây dựng. On Home Asia hy vọng qua bài viết trên anh/chị sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy.

On Home Asia luôn tự hào là một trong những đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công nội thất với chất lượng và dịch vụ xứng tầm khu vực. Nếu anh/chị có nhu cầu tư vấn và thiết kế nội thất vui lòng liên hệ On Home Asia. 

tai bao gia noi that tron goi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội Thất Căn Hộ The GLORY Bình Dương

Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết để gia chủ tương lai của những căn hộ The Glory...


Topics: Thiết kế nội thất căn hộ, Căn hộ Bình Dương

Nội thất dự án ID Junction Long Thành

Là khu đô thị phức hợp tọa lạc tại trung tâm thị trấn Long Thành, thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, dự án ID Junction do...


Topics: Thiết kế nội thất nhà phố, Thiết kế nội thất biệt thự

Nhà lắp ghép: Giải pháp nhà ở tối ưu chi phí

Nhà lắp ghép là một trong những phương pháp xây dựng nhà ở hiện đại và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Nhà lắp ghép là kiểu nhà...


Topics: Mẫu nhà đẹp

Nhà đẹp tinh tế - nhờ có thiết kế
Tải mẫu thiết kế như ý

tai-mau-thiet-ke-noi-that-oha

DANH MỤC DỊCH VỤ

thiet-ke-noi-that
thi-cong-noi-that
du-an-hoan-thanh