Phong cách Transitional - sự cân bằng hoàn hảo giữa cái cũ và tươi mới
Phong cách Transitional được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét tươi mới của phong cách hiện đại và sự tinh tế, gần gũi, ấm cúng của phong cách truyền thống.
Sự kết hợp tưởng chừng như không thể lại mang đến một phong cách thiết kế đặc biệt và những cảm nhận vô cùng thú vị mà không phải phong cách nào cũng có thể làm được. Bài viết dưới đây của On Home Asia sẽ cung cấp cho anh/chị những thông tin bổ ích về phong cách mới lạ này.
Nội dung bài viết
1. Phong cách chuyển tiếp là gì?
2. Đặc trưng của phong cách chuyển tiếp.
3. Sự khác nhau giữa phong cách chuyển tiếp và phong cách truyền thống.
4. Nên chọn đơn vị nào thiết kế và thi công nội thất phong cách chuyển tiếp?
1. Phong cách Transitional là gì?
Phong cách chuyển tiếp trong thiết kế nội thất
Phong cách chuyển tiếp tiếng anh gọi là Transitional Interior Design". Đây là sự cân bằng hoàn hảo giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại.
Khi vẻ đẹp của phong cách truyền thống được kết hợp với phong cách hiện đại, tưởng chừng như không thể nhưng lại tạo ra một phong cách đặc biệt. Sự kết hợp này tạo nên một vẻ đẹp vô cùng mới lạ, trái ngược hoàn toàn so với những phong cách thiết kế thông thường.
Phong cách thiết kế chuyển tiếp dường như là sự lựa chọn hoàn hảo cho anh/chị đang tìm kiếm một không gian với vô vàn sự sáng tạo và tự do nhất. Khi mà thiết kế truyền thống quá ngột ngạt, nhưng hiện đại lại nằm ngoài vùng thoải mái.
Tóm lại, phong cách chuyển tiếp cho phép anh/chị kết hợp nhiều phong cách khác nhau song vẫn đảm bảo được các yếu tố về thẩm mỹ và sự thống nhất trong tổng thể không gian.
Để một ngôi nhà trở nên hoàn hảo hơn thì ngoài chọn một phong cách thiết kế phù hợp thì anh/chị cần một checklish với đầy đủ các món đồ nội thất cần thiết. Anh/chị vui lòng tải bộ tài liệu về checklish nội thất dưới đây của On Home Asia để tham khảo.
2. Đặc trưng của phong cách chuyển tiếp.
Cũng giống như các phong cách thiết kế nội thất khác, phong cách Transitional cũng mang trong mình những đặc trưng riêng biệt.
Những đặc trưng này không chỉ giúp tạo nên sức hút riêng của nó mà còn khiến cho phong cách chuyển tiếp không bị “nhạt nhòa” so với các phong cách thiết kế khác.
2.1. Màu sắc của phong cách chuyển tiếp.
Phong cách chuyển tiếp sử dụng những gam màu trung tính
Phong cách chuyển tiếp thường ưu tiên sử dụng các gam màu trung tính như đen, trắng ngà, xám, be,... Đây cũng là những gam màu thường xuất hiện trong phong cách hiện đại và truyền thống. Những màu sắc này thường mang đến một không gian với sự mới mẻ và tươi mới. Đây cũng là những gam màu được ưa chuộng trong phong cách Scandinavian.
Những gam màu này cũng tạo nên sự hài hòa và tinh tế của không gian. Anh/chị sẽ không tìm thấy những bức tường màu đen trong phong cách chuyển tiếp. Sự tập trung vào màu sắc trung tính cho phép các nhà thiết kế tập trung nhiều hơn vào kết cấu và những thành phần chính của phong cách này.
2.2. Họa tiết trong phong cách chuyển tiếp.
Phong cách chuyển tiếp thường sử dụng các họa tiết nhẹ nhàng, tinh tế và hạn chế các họa tiết rườm rà, dư thừa. Sử dụng quá nhiều họa tiết, hoa văn sẽ khiến cho không gian bị mất cân đối, giảm đi sự hài hòa vốn có của phong cách chuyển tiếp.
Họa tiết trong phong cách chuyển tiếp
2.3. Phụ kiện trang trí trong phòng cách chuyển tiếp.
Đối với phong cách chuyển tiếp thường chọn những phụ kiện tạo hiệu ứng mạnh mẽ về mặt thị giác và thể hiện được câu chuyện của riêng anh/chị.
Những phụ kiện trang trí sống động, cùng với sự kết hợp giữa cái xưa cũ và cái mới sẽ tạo nên một sức hấp dẫn cho thị giác của người nhìn nói riêng và toàn bộ không gian nói chung.
Phụ kiện trang trí trong phong cách chuyển tiếp
2.4. Chất liệu trong phong cách chuyển tiếp.
Thay vì sử dụng màu sắc để tạo ra sự tương phản, phong cách chuyển tiếp sử dụng phối hợp giữa kết cấu, chất liệu và tông màu. Phong cách chuyển tiếp sử dụng các loại chất liệu phổ biến như vải, da, da lộn,...
Kết hợp với các vật liệu khác như gỗ, thủy tinh và mây, tăng thêm sự thú vị mà không làm mất đi phần còn lại của thiết kế.
Phong cách chuyển tiếp sử dụng các chất liệu phổ biến
3. Sự khác nhau giữa phong cách chuyển tiếp và phong cách truyền thống.
Nhiều anh/chị thường nhầm lẫn giữa phong cách chuyển tiếp và phong cách truyền thống. Tuy nhiên 2 phong cách này lại hoàn toàn khác nhau.
Là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại. Phong cách chuyển tiếp đại diện cho sự linh hoạt, sáng tạo, nhưng vẫn bắt kịp được những xu hướng của hiện tại.
Đơn giản nhưng không quá cầu kỳ, sự kết hợp hoàn hảo giữa cái cũ và cái mới tạo nên nét đặc biệt, thú vị trong phong cách chuyển tiếp.
Phong cách chuyển tiếp được xem là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại
Trái ngược với phong cách chuyển tiếp, phong cách truyền thống mang chuẩn mực của vẻ đẹp xưa cũ với những gam màu trầm ấm toát lên nét đẹp hoài cổ. On Home Asia tin rằng đây chắc hẳn là phong cách thiết kế nội thất phù hợp với anh/chị ưa chuộng sự hiện đại tinh tế và nét trầm lắng, cổ điển.
Nội thất phong cách truyền thống
4. Nên chọn đơn vị nào thiết kế và thi công nội thất phong cách Transitional?
Nếu anh/chị chưa biết nên chọn đơn vị nào để thiết kế thi công nội thất phong cách Transitional thì On Home Asia là một điểm dừng chân lý tưởng.
On Home Asia có một đội ngũ thiết kế viên và nhân viên sản xuất lành nghề, giàu kinh nghiệm và sáng tạo. Với châm ngôn là mang đến cho gia đình Việt những không gian đẹp, khoa học, tinh tế trong cả giá trị thẩm mỹ và công năng sử dụng cao nhất.
Với tư duy nhạy bén và khả năng nghiệp vụ chuyên nghiệp, On Home Asia tự tin sẽ đáp ứng được nhu cầu của anh/chị một cách tốt nhất. On Home Asia luôn luôn đem đến cho anh/chị những mẫu thiết kế đầy tính sáng tạo, hoàn hảo nhất và những trải nghiệm hài lòng tuyệt đối.
Chọn On Home Asia là đơn vị thiết kế phong cách chuyển tiếp
Lời kết:
Thiết kế nội thất theo phong cách chuyển tiếp mang đến một không gian đẹp, mới lạ và tinh tế nhất. On Home Asia hy vọng qua bài viết trên anh/chị sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về phong cách thiết kế mới này.
Nếu anh/chị có nhu cầu tư vấn thiết kế nội thất vui lòng liên hệ On Home Asia qua hotline 0937767337 hoặc email oha@onhome.asia để nhận được sự tư vấn sớm nhất từ đội ngũ nhân viên của On Home Asia nhé!
BÌNH LUẬN