100+ mẫu phòng bếp nhà ống đẹp và 6 lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống sao cho khoa học, tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ chắc hẳn là bài toán nan giải đối với không ít anh/chị.
Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho anh/chị nhiều thông tin bổ ích khi có nhu cầu thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống. Anh/Chị hãy cùng On Home Asia theo dõi bài viết sau đây nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Thiết kế phòng bếp nhà ống nối liền phòng khách
2. Phòng bếp nhà ống kết hợp phòng ăn tận dụng diện tích
3. Nội thất thông minh dành cho phòng bếp nhà ống
4. Nên chọn kiểu tủ bếp nào cho không gian bếp nhà ống?
5. Thiết kế phòng bếp nhà ống với giếng trời và cửa sổ
6. Phòng bếp nhà ống nên chọn màu sơn nào?
7. Video tổng hợp mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp cho nhà phố.
1. Thiết kế phòng bếp nhà ống nối liền phòng khách
Thay vì đặt phòng bếp nhà ống và phòng khách ở 2 nơi khác nhau vừa tốn diện tích vừa khiến không gian nhà anh/chị trở nên bí bách hơn. Anh/chị có thể thiết kế phòng bếp nhà ống nối liền phòng khách để tạo cảm giác thông thoáng hơn.
Phòng bếp nối liền với phòng khách giúp không gian trở nên thông thoáng hơn
Anh/chị đang phân vân làm sao để có thể đảm bảo sự riêng tư của từng phòng khi bố trí phòng bếp nhà ống và phòng khách liền kề. On Home Asia xin gửi đến anh/chị một số mẹo nhỏ sau:
- Một vách ngăn với hoa văn nhẹ nhàng không chỉ có chỉ làm tốt chức năng ngăn chia mà còn tạo điểm nhấn đầy tinh tế và thẩm mỹ cho căn nhà.
Phân chia phòng khách và phòng bếp bằng vách ngăn
- Quầy bar bếp ngăn chia giữa phòng khách và phòng bếp sẽ là điểm nhấn tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khách đến thăm nhà.
Ngăn chia phòng khách và phòng bếp bằng quầy bar
Trước khi thiết kế và thi công nội thất, anh chị nên lưu ý những vấn đề có thể phát sinh làm hao tổn thời gian công sức và cả chi phí cho gia đình. On Home Asia đã tổng hợp những kinh nghiệm khi thiết kế và thi công nội thất dưới đây. Anh/Chị có thể tải về miễn phí nhé!
2. Phòng bếp nhà ống kết hợp phòng ăn tận dụng diện tích
Thiết kế phòng bếp nhà ống kết hợp phòng ăn đang là xu hướng được nhiều anh/chị ưa chuộng. Không gian bếp nhà ống tích hợp bàn ăn vừa giúp tiết kiệm diện tích, vừa tạo sự thuận tiện cho anh/chị trong quá trình sinh hoạt.
Phòng bếp tích hợp phòng ăn là xu hướng được nhiều anh/chị ưa thích
Ngoài thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống, anh/chị có thể tham khảo thêm bài viết Nội thất nhà bếp đẹp để có thêm nhiều kinh nghiệm trang trí không gian phòng bếp tuyệt đẹp và tinh tế cho gia đình mình.
3. Nội thất thông minh dành cho phòng bếp nhà ống
Bố trí phòng bếp nhà ống với nội thất thông minh, đa chức năng giúp không gian bếp trở nên gọn gàng hơn. Đặc điểm ưu việt của nội thất thông minh không chỉ tiết kiệm không gian, thời gian mà còn tạo ra sự tiện nghi và tính tế cho nhà bếp.
Nội thất thông minh giúp phòng bếp hiện đại và tiện nghi hơn
Bên cạnh các đồ nội thất thông minh đang rất được ưa chuộng. Anh/Chị có thể tham khảo thêm nhiều mẫu bàn ăn thông minh để lựa chọn được mẫu bàn phù hợp với không gian bếp của nhà mình.
4. Nên chọn kiểu tủ bếp nào cho không gian bếp nhà ống?
Kiểu tủ bếp rất quan trọng đối với không gian bếp nhà ống. Vì tủ bếp không chỉ liên quan đến lưu trữ mà còn ảnh hưởng đến tổng thể không gian phòng bếp. Những mẫu tủ bếp sau đây rất phù hợp với thiết kế phòng bếp nhà ống:
- Tủ bếp chữ I: đây là loại tủ bếp rất phù hợp với phòng bếp hạn chế về diện tích. Tủ bếp chữ I tạo ra một không gian thông thoáng cho anh/chị trong quá trình nấu nướng.
Tủ bếp chữ I phù hợp với phòng bếp nhà ống
- Tủ bếp chữ L: là kiểu tủ bếp tận dụng được không gian góc và tạo được sự thuận tiện cho anh/chị trong quá trình sinh hoạt.
Tủ bếp chữ L tận dụng được không gian góc
- Tủ bếp chữ U: tủ bếp này giúp tận dụng được tối đa mọi không gian góc. Giúp anh/chị có thể thuận lợi bao quát được hết mọi công việc bếp núc.
Tủ bếp chữ U với khả năng giúp bao quát được không gian bếp
- Tủ bếp kịch trần: có tác dụng khai thác một cách triệt để chiều cao nhà bếp, tạo ra một không gian lưu trữ lớn hơn.
Tủ bếp kịch trần tạo ra không gian lưu trữ lớn
5. Thiết kế phòng bếp nhà ống với giếng trời và cửa sổ
Điểm đặc biệt của nhà ống là có chiều sâu nhưng chiều ngang lại hạn chế, điều này dẫn đến anh/chị cảm thấy bí bách và ngột ngạt.
Để khu vực phòng bếp trở nên thông thoáng hơn, anh/chị có thể thiết kế giếng trời hoặc cửa sổ nhà bếp. Ánh sáng và gió tự nhiên thông qua giếng trời và cửa sổ sẽ giúp không gian bếp trở nên thông thoáng hơn.
Thiết kế cửa sổ và giếng trời giúp không gian thông thoáng hơn
6. Phòng bếp nhà ống đẹp nên chọn màu sơn nào?
Không gian phòng bếp nhà ống có sự hạn chế về chiều ngang, anh/chị nên chọn những màu sơn như trắng, xanh nhẹ, kem,... Những màu này không chỉ giúp không gian trở nên rộng rãi hơn, xóa biệt hạn chế về diện tích mà còn tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho anh/chị.
Chọn màu sơn thích hợp giúp phòng bếp trông rộng rãi hơn
7. Tổng hợp mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp cho nhà ống.
Lời kết
Qua bài viết thiết kế nội thất cho phòng bếp nhà ống đẹp, On Home Asia hy vọng anh/chị sẽ có thêm nhiều ý tưởng để thiết kế được một không gian bếp nhà ống thật tiện nghi và tinh tế.
Anh chị có bất kì thắc mắc gì về thiết kế và thi công nội thất, đừng ngại liên hệ với On Home Asia nhé. Chúng tôi rất vui được tư vấn cho quý anh chị ạ!
BÌNH LUẬN