Cách loại bỏ vết xước trên đồ nội thất bằng da nhanh chóng và hiệu quả

Đồ nội thất bằng da là một trong những đồ nội thất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cho dù anh/chị có bảo quản cẩn thận đến đâu thì việc bị trầy xước sau một thời gian sử dụng là điều rất phổ biến.

Điều này dễ xảy ra nếu gia đình anh/chị có trẻ nhỏ hay nuôi thú cưng,... Tuy nhiên, dù đồ nội thất có bị trầy xước ra sao, vẫn có nhiều cách để khôi phục lại nó. 

Bài viết dưới đây, On Home Aia sẽ chia sẻ với anh/chị cách để loại bỏ vết xước trên đồ nội thất bằng da, giúp anh/chị có thể cải thiện hoàn toàn đồ nội thất khi gặp sự cố này.

Cách loại bỏ vết xước

Nội dung bài viết

1. Nhận biết loại da và vết xước trên đồ nội thất.

2. Khắc phục vết xước nhỏ trên đồ nội thất bằng da.

3. Khắc phục vết xước sâu hơn nội thất bằng da.

4. Một vài mẹo nhỏ.

1. Nhận biết da và vết xước trên đồ nội thất.

Xác định loại da của đồ nội thấtXác định loại da của đồ nội thất

1.1. Xác định loại da của đồ nội thất.


Kiểm tra kĩ đồ nội thất để xác định loại da. Vì các loại da khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau, nên điều quan trọng là phải xác định loại da của đồ nội thất. Ba loại da phổ biến được sử dụng để làm đồ nội thất là: da bò, da Aniline và da Bicast (da PU).

  • Hầu hết đồ nội thất bằng da (khoảng 85%) được làm từ da thành phẩm. Loại da này có bề mặt bền, chống trầy xước và không thấm nước. 

  • Da Aniline được làm từ da rất cao cấp, vì vậy đồ nội thất bằng Aniline rất hiếm. Da Aniline không có lớp phủ bề mặt nên có thể nhìn thấy được đường vân của da. Các công ty cũng sản xuất da bán Anilin, loại da này vẫn được làm bằng da chất lượng cao, nhưng được phủ một lớp sơn mỏng. 

  • Da Bicast (da PU) về mặt kỹ thuật là một sản phẩm phụ từ da.

Liên hệ với nhà cung cấpLiên hệ với nhà cung cấp

1.2. Liên hệ với nhà cung cấp khi nhận thấy vết xước.

Nhiều nhà sản xuất có những cách cụ thể xử lý các đồ nội thất của họ. Quy trình xử lý mà nhà sản xuất có thể đề nghị sẽ liên quan trực tiếp đến loại da.

Đánh giá vết xướcĐánh giá vết xước

1.3. Đánh giá vết xước. 

Nội thất da có thể bị trầy xước với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.

  • Nếu vết xước nhỏ, chỉ có lớp phủ của da bị trầy xước, còn phần da bên dưới sẽ còn nguyên vẹn.

  • Vết xước sâu hơn có nghĩa là bản thân da đã bị cắt. Anh/chị có thể nhìn thấy các sợi da xung quanh của vết cắt. 

  • Nếu da đã được cắt hoàn toàn, anh/chị thậm chí có thể nhìn thấy chất liệu bên trong của đồ nội thất. Lúc này, anh/chị sẽ không thể tự mình vá hoàn toàn vết xước mà cần phải mang đồ đến thợ chuyên nghiệp.

2. Khắc phục vết xước nhỏ trên đồ nội thất bằng da.

Sử dụng dầu thích hợp cho từng loại daSử dụng dầu thích hợp cho từng loại da

2.1. Thoa dầu ô liu hoặc dầu dưỡng đồ da vào vết xước.

Kinh nghiệm thiết kế nội thất mà On Home Asia muốn chia sẻ với anh/chị trong việc loại bỏ vết xước là dùng dầu.

Anh chị nên sử dụng tăm bông hoặc bông gòn cho bước này. Thoa dầu trực tiếp lên vết xước và vùng da xung quanh theo chuyển động tròn. Để dầu khô trong một giờ, sau đó lau lại bằng vải sạch. 

  • Nếu vết xước vẫn chưa tự phục hồi sau lần bôi dầu đầu tiên, hãy thử bôi thêm dầu và để yên trong vài giờ. 

  • Lưu ý, anh/chị nên thoa thử dầu vào khu vực khuất của nội thất vì dầu có thể thấm vào da khiến da bị ố/sẫm màu.

Bôi dầu lanolin lên vết xướcBôi dầu lanolin lên vết xước

2.2. Bôi dầu lanolin lên vết xước. 

Tìm một miếng vải sạch, như giẻ bông và nhúng miếng vải vào dầu lanolin. Chà miếng vải lên vùng bị xước, vuông góc với hướng của vết cắt. Thao tác này sẽ làm mịn và xử lý được vết xước. Tuy nhiên có thể anh/chị phải lặp lại vài lần trước khi vết xước biến mất.

Sử dụng nhiệt và khăn ẩmSử dụng nhiệt và khăn ẩm

2.3. Sử dụng nhiệt và khăn ẩm để làm chảy dầu trên da. 

Trước khi tiếp tục bước này, anh chị bắt buộc phải xác định được loại da. Quá trình này sẽ chỉ thực hiện trên các loại da Aniline hoặc da PU. Để làm nóng da, đặt một miếng vải ẩm trên vết xước và giữ máy sấy tóc sát vào vết xước hoặc ấn bàn là ấm lên miếng vải.

  • Nếu anh/chị sử dụng nhiệt từ máy sấy tóc, hãy dùng tay để xoa bóp da xung quanh vết xước. Nhiệt sẽ làm tiết ra dầu tự nhiên và thuốc nhuộm trong da. Nếu có, vết xước có thể tự lành. 

  • Nếu anh/chị sử dụng bàn là và khăn ẩm, hãy giữ bàn là trong 10 giây. Sau đó lấy ra và kiểm tra vết xước. Nếu vết xước đã biến mất, hãy lau khô da và chuẩn bị sử dụng như bình thường. Nếu vết xước vẫn còn, hãy lặp lại bước này một lần nữa. 

  • Tránh làm cháy da. Nếu sờ vào thấy nóng quá, hãy để da nguội bớt trước khi chườm lại.

Sử dụng xi đánh giàySử dụng xi đánh giày

2.4. Bôi xi đánh giày vào khu vực bị trầy xước.

Tìm loại xi đánh giày phù hợp với đồ nội thất của anh chị. Đầu tiên, dùng khăn sạch hoặc tăm bông thoa xi đánh giày lên vết xước. Sau đó, chà xi đánh giày vào da và dùng vải sạch chà nhanh lên vết xước để đánh bóng. 

  • Quá trình này sẽ không khắc phục vết xước, nhưng nó có thể giúp che giấu chúng. Nếu màu cần đậm hơn, hãy lặp lại với một lớp xi khác. 

  • Nếu sau khi anh chị đã sơn mà phát hiện màu sắc không phù hợp với đồ nội thất, hãy dùng khăn ẩm để lau sạch ngay lập tức. 

  • Quá trình này sẽ thành công với da có nhuộm phẩm màu (và cả da PU), vì xi đánh giày thường không được thiết kế để sử dụng cho da nội thất.

3. Khắc phục vết xước sâu hơn nội thất bằng da.

Làm sạch chỗ xước bằng cồnLàm sạch chỗ xước bằng cồn

3.1. Làm sạch chỗ xước bằng cồn.

Các vết xước sâu trên đồ nội thất bằng da có thể bẩn. Vì vậy trước khi anh chị cố gắng sửa chữa khu vực đó phải đảm bảo nó sạch sẽ. Lấy một miếng vải sạch nhúng vào cồn, sau đó chà nhẹ lên vùng da bị trầy xước. 

Bên cạnh việc sử dụng cồn, giấm cũng là một loại dung môi làm sạch đồ nội thất rất hiệu quả. Anh/chị có thể tham khảo cách làm sạch đồ nội thất gỗ bằng giấm mà On Home Asia đã chia sẻ.

  • Cồn sẽ giúp khô nhanh chóng. Khu vực bị trầy xước sẽ khô trong khoảng 10 phút.

  • Phương pháp này hoạt động hiệu quả nhất với da thành phẩm. Nếu anh/chị gặp phải một vết cắt sâu trên da Aniline thì có thể không phục hồi hoàn toàn được.

Cắt sợi da thừa xung quanhCắt sợi da thừa xung quanh

3.2. Cắt sợi da thừa xung quanh vết xước sâu.

Khác với vết xước nhỏ, nếu đồ nội thất bằng da của bị xước sâu, da có thể không đều, xước hoặc rách xung quanh rìa của vết xước. Lấy một chiếc kéo và cắt bỏ những sợi da thừa, để vùng xung quanh vết cắt được gọn gàng.

Ngoài cách trên, anh/chị có thể lấy một mảnh giấy nhám (khoảng 1200 grit) và chà khu vực xung quanh vết cắt đến khi nó mịn.

Bôi chất làm đầy daBôi chất làm đầy da

3.3. Bôi chất làm đầy da lên vùng bị trầy xước. 

Chất làm đầy trong phục hồi đồ da bị rách được gọi là kem Heavy filler. Gọi tắt là "chất độn", vật liệu này có tính nhất quán của bột bả và sẽ lấp đầy các khoảng trống hoặc vết nứt trên phần bị trầy xước của đồ nội thất.

Dùng ngón tay hoặc thìa nhỏ phủ chất độn lên vết xước cho đến khi bề mặt bị xước trở nên bằng phẳng. Sau khi đã bôi chất làm đầy, để khô trong khoảng 30 phút. 

  • Sau khi bôi chất độn, lấy một tờ giấy nhám 1200 grit khác và làm phẳng bề mặt của chất độn. 

  • Chất độn da có sẵn tại cửa hàng bán đồ da. Ngoài ra, nhà cung cấp nội thất có thể bán chất kết dính hoặc chất độn, hoặc thậm chí họ sẽ gửi cho anh/chị miễn phí.

Dùng đúng loại chất tạo màu dang đúng loại chất tạo màu da

3.4. Áp dụng đúng loại chất tạo màu da.

Sau khi vết xước đã được bịt kín và được phủ bằng chất độn, anh/chị cần phải chọn một màu vật liệu phù hợp với phần còn lại của đồ nội thất. Bôi chất tạo màu vào một miếng bọt biển và chấm đều lên khu vực vừa bôi chất độn.

  • Phủ nhiều lớp nếu cần thiết để khôi phục tốt nhất màu sắc của đồ nội thất, nhưng lưu ý để lớp màu cũ khô trước khi sơn lớp mới anh/chị nhé.

  • Để mua chất tạo màu da, anh/chị có thể đến cửa hàng đồ da hoặc cửa hàng đồ nội thất chuyên về đồ da.

Hoàn thiện vùng vừa chỉnh màuHoàn thiện vùng vừa chỉnh màu

3.5. Hoàn thiện vùng vừa chỉnh màu.

Điều này sẽ bịt kín và bảo vệ chất độn vừa nhuộm, đồng thời ngăn vùng đó bị trầy xước trở lại. Đổ một lượng nhỏ sơn bóng lên miếng bọt biển hoặc vải sạch, sau đó chà nhẹ lên khu vực bị trầy xước của đồ nội thất. 

  • Áp dụng tối đa 3 hoặc 4 lớp sơn để có một lớp sơn hoàn thiện nhất.

  • Đối với chất tạo màu da, có thể anh/chị cần mua chất liệu da ở cửa hàng đồ nội thất chuyên về da. Chất độn da, chất tạo màu và da hoàn thiện thì có thể tìm ở những cửa hàng sửa chữa đồ da.

4. Một vài mẹo nhỏ.

  • Những vết xước sâu trên đồ nội thất bằng da có thể cần được tham khảo ý kiến của người có chuyên môn về việc này. Các vết xước nghiêm trọng nếu không được phục hồi có thể trở thành vết rách vĩnh viễn, không thể sửa chữa được. 

  • Nếu có thể, hãy cố gắng tìm thuốc nhuộm hoặc chất tạo màu cho da do nhà sản xuất đề xuất, vì chúng sẽ ít làm đổi màu đồ nội thất bằng da của anh chị hơn.

  • Khi sử dụng bất kỳ chất lạ nào lên da, hãy luôn kiểm tra chất này ở khu vực khó thấy trước.

Lời kết:

Cách loại bỏ vết xước trên đồ nội thất bằng da sẽ giúp đồ nội thất của anh/chị phát huy hết vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như nguyên vẹn như ngày đầu sử dụng.

Qua bài viết này, On Home Asia hi vọng có thể giúp anh/chị có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc khắc phục vết xước trên đồ nội thất da một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.

On Home Asia miễn phí tư vấn thiết kế và thi công nội thất

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội Thất Căn Hộ The GLORY Bình Dương

Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết để gia chủ tương lai của những căn hộ The Glory...


Topics: Thiết kế nội thất căn hộ, Căn hộ Bình Dương

Nội thất dự án ID Junction Long Thành

Là khu đô thị phức hợp tọa lạc tại trung tâm thị trấn Long Thành, thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, dự án ID Junction do...


Topics: Thiết kế nội thất nhà phố, Thiết kế nội thất biệt thự

Nhà lắp ghép: Giải pháp nhà ở tối ưu chi phí

Nhà lắp ghép là một trong những phương pháp xây dựng nhà ở hiện đại và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Nhà lắp ghép là kiểu nhà...


Topics: Mẫu nhà đẹp

Nhà đẹp tinh tế - nhờ có thiết kế
Tải mẫu thiết kế như ý

tai-mau-thiet-ke-noi-that-oha

DANH MỤC DỊCH VỤ

thiet-ke-noi-that
thi-cong-noi-that
du-an-hoan-thanh