5 cách bảo quản đồ nội thất ngoài trời mà gia chủ nhất định phải biết

Thư giãn tại không gian ban công hay vườn nhà là điều không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Đồ nội thất ngoài trời là những món đồ cần thiết để trang trí tại không gian này.

Và anh/chị cần những cách bảo quản đồ nội thất ngoài trời giúp giữ cho các món nội thất luôn được bền đẹp và giữ được chất lượng tuyệt hảo như những ngày đầu tiên. 

Baì viết dưới đây của On Home Asia xin chia sẻ đến anh/chị những kinh nghiệm bảo quản đồ nội thất ngoài trời cực hữu ích, hãy cùng OHA theo dõi nhé!

cách bảo quản đồ nội thất ngoài trời

Nội dung bài viết

1. Bảo quản gối đệm và vải bọc nội thất ngoài trời

2. Bảo quản đồ nội thất bằng gỗ.

3. Bảo quản đồ nội thất bằng kim loại.

4. Bảo quản đồ nội thất dây đan bằng mây, tre, trúc.

5. Bảo quản đồ nội thất ngoài trời.

1. Bảo quản gối đệm và vải bọc nội thất ngoài trời

dọn dẹp vải bọc đồ nội thấtDọn dẹp vải bọc

1.1. Dọn dẹp vải bọc.

Một trong những kinh nghiệm thiết kế nội thất quan trọng đầu tiên trong việc bảo quản đồ nội thất ngoài trời mà anh/chị cần nhớ đó là dọn dẹp vải bọc sao thật sạch sẽ.

Nếu đệm có vải bọc tháo rời,  ạnh/chị hãy giặt chúng thường xuyên. Giặt và để khô hoàn toàn trước khi lắp đệm vào đồ nội thất.

Nếu đệm có vỏ không thể tháo rời, anh/chị sẽ phải sử dụng phương pháp khác nếu muốn làm sạch chúng. Tất nhiên hãy cân nhắc mua các tấm che để bảo vệ. 

Làm sạch vải bọc đồ nội thấtLàm sạch vải bọc đồ nội thất

1.2. Làm sạch vải bọc.

Vải bọc hoặc đệm phải được làm sạch với nước giặt và nước ấm. Tránh việc sử dụng hóa chất mạnh.

Anh/chị có thể chà xát đều lên vải và để xà phòng ngấm vào đệm. Anh/chị cũng có thể giặt đệm bằng máy giặt.

rửa sạch vỏ bọc đồ nội thấtRửa sạch vải bọc đồ nội thất

1.3. Rửa sạch vải bọc.

Biện pháp tốt nhất để rửa sạch vải bọc là làm loãng hóa chất bằng vòi nước. Nếu không sử dụng vòi, hãy nhúng khăn vào nước ấm và dùng khăn ẩm để xả vải.

phơi khô vải bọc đồ nội thấtPhơi khô hoàn toàn vải bọc đồ nội thất

1.4. Phơi khô vải bọc.

Sau khi giặt, việc tiếp theo hãy đảm bảo rằng vải bọc khô hoàn toàn. Vải bọc ẩm ướt có thể gây ra các vấn đề tiêu cực như: nấm mốc, mùi hôi,...và làm giảm chất lượng lâu dài cho đồ nội thất ngoài trời. 

Sử dụng chất bảo vệ vải bọcSử dụng chất bảo vệ vải bọc đồ nội thất

1.5. Bôi chất bảo vệ vải bọc.

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến nội thất ngoài trời. Việc bảo quản sau khi vệ sinh khô ráo là điều cần thiết.

Anh/chị hãy xịt chất bảo vệ vải lên toàn bộ bề mặt để vải không bị phai màu. Kiểm tra lại vật dụng để đảm bảo rằng chất bảo vệ vải sẽ không làm hỏng hoặc đổi màu đồ nội thất.

Vệ sinh và bôi chất bảo quản vải bọc vào đầu mỗi mùa, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến nội thất ngoài trời. Chất bảo vệ ấy, anh/chị có thể tìm mua ở các cửa hàng buôn bán dụng cụ làm sạch.

Cố định đệm nội thấtCố định đệm nội thất ngoài trời

1.6. Cố định đệm.

Ngoài yếu tố tác động trực tiếp theo mùa như: nắng, mưa. Một yếu tố khác tác động thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến chất lượng nội thất ngoài trời là gió.

Cố định đệm lại nội thất là điều tất yếu. Một cách dễ dàng để giữ đệm ở đúng vị trí là buộc chúng vào đồ nội thất bằng dây vải hoặc dán bằng băng gai dính.

giữ gìn, bảo quản đồ nội thấtGiữ gìn đệm lót nội thất

1.7. Giữ gìn đệm.

Đệm lót phải khô trước khi đặt chúng vào túi bảo quản để đảm bảo không bị nấm mốc tích tụ. Cất giữ đệm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa những nơi ẩm ướt.

2. Bảo quản đồ nội thất bằng gỗ.

Vệ sinh vỏ bọc, đệm lót đồ nội thấtVệ sinh vỏ boc, đệm lót đồ nội thất

2.1. Giặt giũ các phần đệm, lót.

Đầu tiên, tháo bỏ vải bọc hoặc đệm trước khi vệ sinh đồ gỗ bằng nước xà phòng. Đảm bảo nội thất của bạn trong tình trạng tốt nhất trước khi bảo vệ nó. Tránh trường hợp giặt giũ đệm lót nhưng nội thất ngoài trời đã bị mục nát.

Làm sạch đồ nội thất gỗLàm sạch đồ nội thất gỗ

2.2. Làm sạch đồ nội thất gỗ.

Ngâm bàn chải trong nước và dung dịch tẩy rửa. Chà gỗ theo chiều thớ gỗ. Để gỗ khô hoàn toàn, cát và các vết sần sùi sẽ được làm sạch.

bảo vệ khung đồ nội thấtBảo vệ khung đồ nội thất bằng một lớp bảo vệ

2.3. Bảo vệ khung của đồ nội thất.

Quét một lớp bảo vệ nội thất lên mọi bề mặt của khung nội thất. Điều này quyết định đến việc kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất gỗ.

Sơn gỗTiến hành sơn đồ nội thất

2.4. Sơn gỗ.

Sơn gỗ là cách tốt nhất để bảo vệ đồ nội thất khỏi các yếu tố hư hại. Các chất màu trong sơn có mức độ bảo vệ tốt chống lại bức xạ tia cực tím của mặt trời.

Một số dạng sơn thậm chí có thể chống lại nhiệt và nước. Sơn dầu với chất bịt kín dạng phun là lựa chọn tối ưu nhất.

  • Sơn trên đồ gỗ ngoài trời có xu hướng bị bong tróc khi sử dụng thường xuyên. Vì vậy, anh chị sẽ cần phải quét lại sơn một hoặc hai lần mỗi năm. 
  • Một phương pháp khác là chà nhám, sau đó bôi dầu lên để bảo vệ gỗ.

Sơn chống thấm nước cho nội thất gỗ
Bôi chất chống thấm nước lên đồ nội thất gỗ

2.5. Bôi chất chống thấm nước.

Để việc bảo vệ đồ nội thất gỗ được tốt hơn, biện pháp sử dụng chất chống thấm nước thực sự cần thiết vào mùa mưa bão. Điều này sẽ kéo dài vẻ đẹp thẩm mỹ cho đồ nội thất, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ.

Chất chống thấm nước giúp ngăn không cho nước ngấm vào đồ nội thất, đồng thời chúng cũng làm bay hơi nước nhanh chóng từ bên trong gỗ. Điều này làm giảm nguy cơ đồ đạc bị cong vênh, yếu đi hay thậm chí mục nát. 

  • Phủ một lớp Polyurethane (PU) trám kín sau khi sử dụng chất chống thấm nước. Điều này sẽ làm cho nó tồn tại lâu hơn. 

  • Để bảo vệ tối đa nội thất ngoài trời, cần bôi các chất chống thấm nước sau mỗi 2 đến 3 năm.

  • Khi chọn chất chống thấm, hãy tránh chất có tỷ lệ dầu cao. Lượng dầu cao sẽ thúc đẩy sự bám dính của các hạt bụi bẩn vào đồ đạc, có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chúng.

3. Bảo quản đồ nội thất bằng kim loại.

Vệ sinh nội thất kim loạiLàm sạch đồ nội thất kim loại

3.1. Làm sạch kim loại.

Đồ nội thất bằng gỗ và kim loại nên được lau sạch với miếng mút rửa chén bằng dung dịch tẩy rửa. Để loại bỏ mọi vết bẩn khó khăn, nằm sâu trong các ngách nhỏ là dùng bàn chải đánh răng. 

Tẩy vết rỉ sét cho đồ nội thấtTẩy sạch các vết rỉ sét trên nội thất

3.2. Tẩy sạch các vết rỉ sét.

Kim loại dễ bị rỉ sét nên cần được loại bỏ cẩn thận bằng bàn chải. Anh chị cũng có thể sử dụng chổi đánh rỉ sét đi kèm với máy khoan để đạt hiệu quả cao hơn nhé. Bên cạnh đó, anh/chị cần cạo sạch vết rỉ sét đảm bảo không làm xước đồ nội thất.

 

Rửa sạch đồ nội thất kim  loạiRửa nội thất kim loại

3.3. Rửa sạch và lau khô.

Dùng vòi xịt lại đồ đạc và lau khô để đảm bảo không còn sót lại xà phòng hoặc rỉ sét. Để kim loại khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ bảo vệ lên.

Sử dụng chất bảo vệ đồ nội thất kim loạiSử dụng chất bảo vệ nội thất kim loại

3.4. Phủ nội thất bằng kim loại.

Anh/chị nên sử dụng chất bảo vệ đồ nội thất ngoài trời, loại có thể sơn trực tiếp lên khung của đồ nội thất và dùng cọ sơn phủ lên. Điều này sẽ giảm thiểu tác động của nhiệt và bức xạ UV.

Khi sơn, anh/chị nhớ để ở nơi thoáng khí, đeo găng tay cao su và khẩu trang. Sau đó có thể phủ một lớp sơn bóng lên đồ nội thất.

nâng đồ nội thất khi di chuyểnNâng cao đồ nội thất khi di chuyển đồ nội thất

3.5. Nâng đồ nội thất lên khi di chuyển.

Khi di chuyển đồ nội thất, không tránh khỏi việc va chạm gây ảnh hưởng trực tiếp đến đồ nội thất. Để tránh đồ nội thất va vào nhau hoặc vật cản nào gây sứt mẻ kim loại. Hãy nâng đồ đạc lên khỏi mặt đất khi di chuyển nó nhé.

Anh/chị có thể sẽ cần nhiều hơn một người cho công việc này. Đảm bảo rằng xung quanh không có các vật cản.

4. Bảo quản đồ nội thất dây đan bằng mây, tre, trúc.

làm sạch đồ nội thất bằng mây, tre, trúcLàm sạch nội thất bằng mây, tre, trúc

4.1. Làm sạch đồ nội thất bằng mây, tre, trúc.

Làm sạch đồ nội thất dây đan, anh/chị có thể sử dụng một miếng mút rửa chén hoặc giẻ lau nhúng trong nước và xà phòng. Rửa sạch lại bằng vòi xịt. Đảm bảo dây đan sạch sẽ nhất.

wax bảo vệ đồ nội thấtChỉnh sửa các sợi đan của nội thất

4.2. Chỉnh sửa các sợi đan lỏng lẻo.

Khi ẩm ướt, dây đan dễ bị uốn cong và dễ lệch chuyển. Nếu có bất kỳ mảnh nào lệch ra, chúng ta có thể đặt chúng trở lại đúng vị trí khi dọn dẹp.

Sử dụng sáp bảo vệ nội thấtSử dụng sáp bảo vệ nội thất

4.3. Phủ bằng sáp.

Anh/chị có thể bảo vệ đồ nội thất bằng mây, tre bằng cách dùng chổi sơn quét sáp, sơn vecni, sơn mài hoặc sơn shellac.

Sau khi đồ nội thất khô, hãy phủ một lớp sáp mỏng, sau đó đánh bóng bằng khăn vải sạch và khô để làm cho đồ sáng bóng như mới nhé.

5. Bảo quản đồ nội thất ngoài trời.

Đo chính xác đồ nội thấtĐo chính xác đồ nội thất

5.1. Đo đạc đồ nội thất.

Trước khi đầu tư vào vỏ bọc đồ nội thất, anh/chị cần có kích thước chính xác. Đo chiều cao, chiều rộng và chiều dài của đồ nội thất đảm bảo anh/chị mua đúng kích thước.

Sử dụng bọc nội thấtSử dụng vỏ bọc đồ nội thất

5.2. Chọn vỏ bọc đồ nội thất.

Anh/chị có thể dùng tấm phủ bảo vệ đồ nội thất. Che bàn, ghế, ghế dài và các đồ nội thất ngoài trời tránh khỏi tác hại của nước và bức xạ tia cực tím.

Anh/chị nên chọn một tấm phủ đồ nội thất có lỗ thông hơi để hơi ẩm không tích tụ và tạo ra nấm mốc trên bề mặt đồ nội thất nhé.

Xếp đồ nội thấtXếp đồ nội thất

5.3. Xếp đồ nội thất.

Tránh trường hợp bày trí lấn chiếm không gian thư giãn. Chồng ghế và bàn lên nhau nếu chúng được thiết kế phù hợp. Phương pháp này sẽ giúp anh/chị tiết kiệm không gian và có thể che toàn bộ chúng dưới một lớp phủ đồ nội thất.

Bảo quản đồ nội thátBảo quản đồ nội thất

5.4. Mang đồ nội thất vào trong nhà trong những mùa mát.

Trong những mùa mát, hãy cất đồ nội thất ngoài trời trong nhà kho hoặc nhà để xe khi không sử dụng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Giữ đồ đạc ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời tiết và nhiệt độ. 

  • Đặt đồ đạc lên trên các tấm gỗ để phần dưới không bị bẩn. 
  • Anh/chị cũng có thể tận dụng đồ nội thất ngoài trời bằng cách sử dụng nó như đồ nội thất trong nhà vào mùa đông.

Lời kết:

Bảo quản đồ nội thất ngoài trời là điều vô cùng cần thiết, đó là yếu tố quyết định độ bền, đảm bảo thẩm mỹ cho đồ nội thất. Hi vọng qua bài viết này, On Home Asia có thể giúp anh/chị biết thêm một số kiến thức trong việc bảo quản đồ nội thất ngoài trời.

Nếu anh/chị có nhu cầu tư vấn là thiết kế nội thất vui lòng liên hệ On Home Asia qua hotline 0937767337!

mien-phi-tu-van-thiet-ke

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội Thất Căn Hộ The GLORY Bình Dương

Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết để gia chủ tương lai của những căn hộ The Glory...


Topics: Thiết kế nội thất căn hộ, Căn hộ Bình Dương

Nội thất dự án ID Junction Long Thành

Là khu đô thị phức hợp tọa lạc tại trung tâm thị trấn Long Thành, thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, dự án ID Junction do...


Topics: Thiết kế nội thất nhà phố, Thiết kế nội thất biệt thự

Nhà lắp ghép: Giải pháp nhà ở tối ưu chi phí

Nhà lắp ghép là một trong những phương pháp xây dựng nhà ở hiện đại và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Nhà lắp ghép là kiểu nhà...


Topics: Mẫu nhà đẹp

Nhà đẹp tinh tế - nhờ có thiết kế
Tải mẫu thiết kế như ý

tai-mau-thiet-ke-noi-that-oha

DANH MỤC DỊCH VỤ

thiet-ke-noi-that
thi-cong-noi-that
du-an-hoan-thanh