Cẩm Nang Nội Thất | Kiến thức hữu ích và quan trọng về nội thất nhà ở.

Các bước nghiệm thu nội thất đúng chuẩn anh chị cần phải biết

Written by Dương Tống | May 8, 2021 8:23:28 AM

Tiêu chí nghiệm thu nội thất là quá trình mà khách hàng nghiệm thu với đơn vị thiết kế thi công nội thất. Vậy phải kiểm tra như thế nào, bắt đầu từ đâu? Có phải là những yếu tố mà anh chị đang lo lắng khi lần đầu tiên anh chị làm nội thất!

Chính vì những lý do đó, On Home Asia tổng hợp đến anh chị những bí quyết nghiệm thu được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế giữa khách hàng và đơn vị thiết kế nội thất On Home Asia.

MỤC LỤC

1. Quá trình nghiệm thu nội thất của một đơn vị thiết kế bao gồm các bước nào?

2. Nghiệm thu tổng quan căn nhà.

3. Nghiệm thu chi tiết.

4. Nghiệm thu phần điện, nước của các phòng chức năng.

5. Kiểm tra các thiết bị sử dụng điện.

6. Danh sách những đồ cần mua cho nhà mới.


1. Quá trình nghiệm thu nội thất của một đơn vị thiết kế bao gồm các bước nào?

Bước 1: Làm bảng nghiệm thu số lượng thi công thực tế (dựa vào số liệu thực đã thi công cho căn hộ do giám sát đưa cho khách so với bản báo giá đã ký trên hợp đồng).

Bước 2: Bảng nghiệm thu được duyệt bởi cấp trên có thẩm quyền của đơn vị thi công (dựa vào thực tế và các chi phí phát sinh khác).

Bước 3: Gửi cho sales/thiết kế - người làm việc với khách bản nghiệm thu hoàn chỉnh để khách xem và phản hồi nếu có thắc mắc.

Bước 4: Nếu có thắc mắc hoặc phát sinh thì giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì hẹn khách thời gian gặp mặt để bàn giao và thu tiền.

Bước 5: Phối hợp với người làm việc với khách cập nhật thông tin bàn cho các bộ phận khác.

Bước 6: Gặp khách hàng cùng các bộ phận liên quan để trực tiếp để bàn giao, giải đáp các thắc mắc cho khách hàng. 

Kiểm tra kỹ tình trạng đồ nội thất trong nhà.

Khi làm việc với một đơn vị thi công nội thất, anh chị cần phải nắm được các quy trình mà đơn vị đó triển khai như Quy trình thiết kế nội thất, quy trình thi công nội thất, quy trình bàn giao nghiệm thu, để hiểu được đơn vị đó làm việc như thế nào, có đủ uy tín để anh chị tin tưởng hay không.

2. Nghiệm thu tổng quan căn nhà.

Đầu tiên Anh/Chị cần kiểm tra tổng quan căn nhà , kiểm tra toàn bộ về màu sắc, hình khối, đường nét, chất liệu có đúng với bản vẽ thiết kế hay không. Có đúng mã vật tư, chủng loại vật tư đã chốt hay không.

Dựa vào bảng checklist vật tư để nghiệm thu số lượng tất cả các món đồ nội thất đã đủ hay chưa.

Kiểm tra tổng quan nội thất trong nhà.

3. Nghiệm thu chi tiết.

Khi nghiệm thu chi tiết từng hàng mục thi công, từng đồ nội thất thì anh chị nên dành 1 khoản thời gian cho việc nay, và dưới đây là những hàng mục anh chị cần kiểm tra:

  • Dựa vào bản vẽ triển khai 2D kiểm tra đo đạc toàn bộ chi tiết nội thất xem có đúng với bản vẽ kỹ thuật hay không. Nếu có thay đổi về kích thước thì điều chỉnh trong bảng nghiệm thu cuối cùng.
  • Yêu cầu phía công ty thi công đưa mẫu đã chốt lên để so sánh về màu sắc, chất liệu…
  • Kiểm tra mức độ hoàn thiện của sản phẩm. (Keo chỉ, các mối ghép, bề mặt hoàn thiện.)
  • Kiểm tra bản lề, ray trượt, tay nâng, tay nắm.
  • Kiểm tra mã máy, model của các trang thiết bị nội thất có đúng mã đã chốt hay không. Có hoạt động bình thường hay không.

Nghiệm thu chi tiết nội thất cho từng không gian.

4. Nghiệm thu phần điện, nước của các phòng chức năng.

4.1 Kiểm tra tình trạng đường ống nước của căn nhà.

Thông thường được chia thành 2 khu vực để kiểm tra đường ống nước:

  • Không gian bếp: Việc kiểm tra đường ống không gian bếp sẽ giúp cho anh chị có thể rà soát xem đường ống cấp nước có được đảm bảo có bị xì, lỗi hay không. Đường ống thoát nước có có gặp vấn đề gì hay không.
  • Nhà vệ sinh: Anh chị có thể kiểm tra xem lực nước chảy mạnh hay yếu. Nếu trong không gian bếp có trang bị bình nước nóng lạnh thì kiểm tra xem đã xử lý dây mát chống giật hay chưa. Kiểm tra vòi sen xem nếu bị rỉ thì yêu cầu xử lý ngay lập tức. 

Kiểm tra đường ống nước.

4.2 Kiểm tra đường dây điện của toàn bộ căn nhà.

Anh chị nên kiểm tra các Aptomat đang trong tình trang nào (giật xuống là tắt, kéo lên là bật). Ngoài ra kiểm tra các ổ cắm điện của toàn bộ ngôi nhà có được xử lý theo chiều cao chuẩn chưa, có ổ cắm nào khoogn có điện hay không? 

Kiểm tra toàn bộ các đường dây công tắc đèn và đèn xem có gặp vấn đề gì cần sửa chữa hay không. Dùng bút thử điện để kiểm tra thật kỹ xung quanh công tắc và ổ điện.

Kiểm tra đường điện trong nhà.

>>> Anh/Chị hãy click vào Xem ngay để tải Quy trình thiết kế thi công nội thất nhé!

 

5. Kiểm tra các thiết bị sử dụng điện.

Anh chị nên kiểm tra xem việc các thiết bị sử dụng điện đã được lắp đặt theo đúng số lượng mà anh chị đề ra hay chưa, tình trạng khi nhận các thiết bị còn nguyên vẹn hay không, nếu không thì chị liên hệ đội ngũ thi công xử lý các vấn đề anh chị đang gặp phải. 

Mẹo nhỏ để kiểm tra các thiết bị sử dụng điện như sau:

5.1. Kiểm tra máy lạnh.

  • Anh/chị có thể kiểm tra máy lạnh có hoạt động hay không bằng cách đóng tất cả các cửa lại và bật điều hòa lên với nhiệt độ phòng là 22 độ. Sau khi máy đã hoạt động và không gian được lắp đặt máy đã mát thì ngắt lốc sau tối đa 2 tiếng, nếu aptomat không nhảy, không chảy nước xuống sàn tại miệng thổi và miệng hút là được.
  • Anh/chị tiếp tục kiểm tra cục nóng xem khi chạy chúng có phát ra tiếng ồn quá to không, nếu ồn cần thực hiện thêm các bước sau: Kiểm tra xem các tấm vận chuyển đã tháo chưa, kiểm tra xem đường ống có bị chạm vào vỏ máy không, kiểm tra cục nóng xem có bị nghiêng, xiêu vẹo hay không các bulong ốc vít có lắp đủ và chặt không.

Nếu có vấn đề phát sinh anh/chị nên báo lại ngay cho đơn vị thi công để giải quyết nhanh chóng, dứt điểm.

Nghiệm thu các thiết bị điện máy trong nhà.

5.2. Kiểm tra máy nước nóng lạnh.

Đối với máy nóng lạnh Anh/Chị phải bao gồm được những chức năng sau để đảm bảo được sự an toàn:

  • Công tắc dòng chảy được dùng để cảm nhận được thay đổi của dòng chảy trong đường ống.  Giúp bảo vệ cho hệ thống điện của máy nước nóng. 
  • Máy phải đảm bảo được cách ly dòng điện, được gắn một cầu dao chống rò điện ELCB/ELB. Anh/Chị có thể kiểm tra chức năng này bằng cách sau: Sau khi lắp đặt, bật chức năng ELCB/ELB, sau đó nhấn nút Test, rồi nhấn Reset và cho máy thử hoạt động. Sau 5-8 giây, nước trong vòi xả đã nóng lên nghĩa là bộ phận chống giật vẫn hoạt động tốt. Nếu đang hoạt động máy bị ngắt điện nghĩa là ELCB cảnh báo nguồn điện bạn đang dùng không an toàn, nên kiểm tra ngay và tuyệt đối không bật máy lên để sử dụng tiếp.
  • Máy nóng lạnh được trang bị hệ thống cảm biến nhiệt sẽ giúp tự ngắt và khi nguội sẽ tự bật, bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ em và người già.

Kiểm tra máy có đảm bảo được hết chức năng không.

5.3. Kiểm tra tủ lạnh.

Đầu tiên, Anh/Chị nên kiểm tra màu sắc, kiểu dáng, thương hiệu tủ lạnh có đúng với sản phẩm trong báo giá hay không.

Kiểm tra xem vị trí đặt tủ lạnh đã đúng chưa, có được đặt ở vị trí bằng phẳng không. Tủ lạnh phải được đặt cách tường tối thiểu 10cm để đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh.

Kiểm tra xem tủ lạnh nhà Anh/Chị đã được nối đất cho dây điện tủ lạnh để ngăn ngừa bất cứ sự rò rỉ điện nào gây ra các tai nạn đáng tiếc cho cả nhà mình. 

Kiểm tra tủ lạnh được lắp đặt đúng vị trí chưa.

5.4. Kiểm tra tivi.

Vẫn tương tự như các thiết bị điện máy khác, Anh/Chị nên kiểm tra xem tivi đã đúng với bảng báo giá hay chưa, màu sắc, kích thước, thương hiệu đã đúng yêu cầu chưa, tivi có hoạt động không.

Kiểm tra xem tivi của Anh/Chị có bị phản chiếu quá nhiều ánh sáng hay không. Nếu như thấy bóng của mình hoặc các ánh đèn, ánh sáng xung quanh bị phản chiếu rõ nét trên màn hình trong khi tivi bật lên sẽ gây cảm giác khó chịu và lóa trong quá trình sử dụng.

Kiểm tra xem TV có được đặt ở góc nhìn phù hợp không bằng cách: bấm tạm dừng hình ảnh và đi thật chậm sang hai bên trái phải trong khi nhìn vào màn hình, dừng lại ở vị trí mà hình ảnh bắt đầu không rõ nét và bị nhòe.

Kiểm tra góc nhìn của tivi.

6. Danh sách những đồ cần mua cho nhà mới.

Để chuẩn bị nội thất, vật dụng cho một căn nhà mới thật sự rất nhiều, vì vậy cần phải lên danh sách những đồ cần mua để tránh việc dư thừa những đồ dùng không cần thiết. Và dưới đây chính là danh sách những đồ dùng cần mua cho một căn nhà mới mà On Home Asia đã tổng hợp.

Danh sách những đồ nội thất cần mua cho một căn nhà mới.

>>> Hãy nhấn nút "Click ngay" để nhận được tư vấn từ On Home Asia nhé!

Lời kết.

Đã có rất nhiều anh/chị vừa phải bỏ ra một số tiền lớn mà còn nhận về kết quả không như mong đợi, xảy ra những sai lầm khi làm nội thất và mất lòng tin từ các các đơn vị làm nội thất.

Chính vì thế, On Home Asia hi vọng với bài viết này sẽ giúp anh/chị yên tâm hơn khi làm việc với thiết kế thi công nội thất.

Nếu anh/chị đang băn khoăn về vấn đề nội thất,  không biết dự toán chi phí nội thất như thế nào là phù hợp,... thì hãy liên hệ ngay cho On Home Asia nhé. Mọi lo lắng của anh/chị đều sẽ được giải đáp.

Cảm ơn anh/chị đã xem bài viết.

Anh/Chị cũng có thể kham thảo thêm bài viết Dự toán nội thất để có được bảng chi phí phù hợp với ngân sách của mình.