Cẩm Nang Nội Thất | Kiến thức hữu ích và quan trọng về nội thất nhà ở.

Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp

Written by Dương Tống | Sep 19, 2020 4:05:27 AM

Nếu anh/chị đang lo lắng làm thế nào để thiết kế nội thất nhà bếp mang tính thẩm mỹ, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Thấu hiểu điều này, On Home Asia sẽ mang đến thông tin phù hợp và những lưu ý đến với anh/chị khi đang có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất nhà bếp.

Hãy cùng On Home Asia theo dõi bài viết này nhé!

1. Thiết kế nội thất nhà bếp theo phong cách như thế nào sẽ hợp lý?

Ngoài phòng khách, phòng ngủ thì bếp là một nơi thắp lửa yêu thương trong ngôi nhà. Vì vậy nếu muốn có một nhà bếp đẹp, hài hòa và cân xứng với tổng thể thì anh/chị nên cân nhắc về phong cách thiết kế nội thất nhà bếp.

Hiện nay có rất nhiều phong cách nhà bếp thịnh hành như sau:

Phong cách hiện đại: thường đơn giản, giảm bớt các chi tiết rườm rà và chủ yếu tập trung tối đa vào công năng sử dụng. Phong cách hiện đại mang đến sự hợp lý và thuận tiện trong quá trình nấu nướng và di chuyển. 


Nhà bếp với phong cách hiện đại

Phong cách cổ điển và tân cổ điển: Điểm nổi bật của phong cách này là những hoa văn tinh xảo, cầu kỳ kết hợp với những đường chỉ phào tỉ mỉ. Đèn chùm là điểm nhấn trong phong cách này vừa thể hiện sự sa hoa, sang trọng vừa thể hiện sự ấm cúng. 


Nhà bếp với phong cách tân cổ điển 

Nhà bếp với phong cách cổ điển 

Phong cách Bắc Âu: Thuộc tính của phong cách này tuy đơn giản nhưng vô cùng tinh tế kết hợp với công năng sử dụng nội thất. Không gian màu trắng kết hợp với những chiếc bàn gỗ tạo nên sự gần gũi, ấm cúng mà không mất đi sự hiện đại và sang trọng.


Nhà bếp với phong cách Bắc Âu

Phong cách tối giản: Là sự giản lược các sản phẩm nội thất không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được sự tinh tế và tính thẩm mỹ của các thiết bị nội thất. 


Nhà bếp với phong cách tối giản

2. Không gian khoa học phát huy tốt công năng của nội thất nhà bếp


Nhà bếp với không gian khoa học

Một nhà bếp hoàn hảo không chỉ cần đẹp mà còn cần sự liên kết một cách khoa học. Nhà bếp khoa học cần được chia thành 5 khu theo chiều thuận, theo đúng thứ tự: khu thực phẩm, khu đồ dùng, khu rửa, khu soạn và khu nấu.

Ví dụ:

  • Khu thực phẩm là nơi chứa những thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống và đông lạnh.
  • Khu đồ dùng là nơi chứa các vật dụng để chế biến thức ăn như nồi, xoong, chảo,...
  • Khu rửa là  nơi rửa các thực phẩm như cá, thịt, rau, củ quả,... trước khi chế biến món ăn. Anh/chị có thể tận dụng tối đa không gian bằng cách tạo ra ngăn kéo dưới chậu rửa để gia tăng diện tích khu chứa đồ.
  • Khu chế biến, soạn là nơi mà anh/chị sẽ dùng để sơ chế các loại rau củ, thịt cá sau khi được rửa sạch. Tại khu vực này sẽ chứa các vật dụng như dao, kéo, thớt,...
  • Khu nấu nướng là nơi được chú ý nhiều nhất và cũng là khu quan trọng nhất trong nhà bếp. Những thiết bị như bếp gas, lò vi sóng, nồi cơm điện, máy hút mùi,... thường được đặt ở khu vực này. 

3. Lựa chọn dạng bếp phù hợp với không gian bếp

Không gian nhà bếp có tính khoa học sẽ thuận tiện cho việc sơ chế, nấu nướng và thuận tiện cho việc lưu trữ đồ.


Không gian nhà bếp có tính khoa học

Có nhiều dạng bếp phù hợp với không gian như dạng bếp chữ I, dạng bếp chữ L, chữ U, chữ G hay dạng bếp song song.

Với dạng bếp chữ I thì toàn bộ hệ tủ bếp được lắp đặt trên một mảng tường phù hợp với không gian nhỏ. Một lợi thế của dạng bếp chữ I nữa là tạo ra không gian mở giúp cho việc di chuyển dễ dàng.


Nhà bếp với thiết kế theo dạng bếp chữ I

Là kiểu được chọn nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay, dạng bếp chữ L phù hợp với mọi không gian. Tận dụng được không gian góc một cách hiệu quả đặc biệt với diện tích phòng bếp nhỏ.


Nhà bếp với dạng bếp chữ L

Bếp chữ U là dạng khai thác triệt để nhất không gian căn bếp nhỏ. Ưu điểm vượt trội của dạng bếp này là tạo ra được không gian lưu trữ lớn và rút ngắn thời gian sơ chế và nấu nướng.


Nhà bếp với dạng bếp chữ U

Với những không gian phòng bếp rộng thì dạng bếp chữ G được coi là sự lựa chọn hoàn hảo. Bếp chữ G không chỉ tạo ra được nhiều không gian lưu trữ mà còn có thể thiết kế thêm một quầy bar vừa tiện nghi vừa hiện đại. Điều này giúp cho bạn vừa thỏa sức thức sáng tạo các loại nước vừa thư giãn bằng một bản nhạc thật chill.


Nhà bếp với dạng bếp chữ G

Dạng bếp song song là giải pháp tuyệt vời cho không gian ngôi nhà hẹp dài. Bố cục song song tạo nên một lối đi ở giữa cho phép tối ưu ba vị trí chính là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Điều này cũng giúp cho anh/chị dễ dàng tiếp cận với các thiết bị hơn. Một ưu điểm nổi trội của dạng bếp song song là tiết kiệm chi phí hơn so với bếp chữ G, chữ U. 


Nhà bếp với dạng bếp song song 

Khi thiết kế nội thất phòng bếp, anh/chị nên lựa chọn dạng bếp phù hợp với diện tích. Vì mỗi dạng bếp sẽ mang đến cho anh/chị nhiều công năng khác nhau. Đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng các thiết bị nội thất tương ứng. 

>>>  Tham khảo thêm: 5 cách chọn màu sơn phù hợp với phòng khách hiện đại

4. Lựa chọn thiết bị bếp và phụ kiện phù hợp

Lựa chọn thiết bị bếp và phụ kiện là một vấn đề vô cùng quan trọng. Các thiết bị bếp bao gồm tủ lạnh, bếp nấu, máy hút mùi, lò vi sóng, bồn rửa,..

Với những căn nhà hiện đại thì bếp từ đã thay thế hoàn toàn cho bếp gas vì những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên cần đặt bếp từ cách xa bồn rửa, ổ điện và tránh ánh nắng mặt trời. 

Tủ lạnh nên đặt ở những không gian thuận tiện cho việc đóng mở cánh. Tránh đặt gần các thiết bị phát ra nhiệt như lò vi sóng, lò nướng, bếp để đảm bảo sự an toàn.

Nhà bếp với những thiết bị, phụ kiện hiện đại

Máy hút mùi có chức năng lọc mùi thức ăn, làm cho không khí thoáng đãng hơn. Anh/chị nên đặt máy hút mùi bên trên và cách bếp nấu tầm 70-80cm để nó hoạt động hiệu quả nhất vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.

Các thiết bị như lò vi sóng, lò nướng nên cần đặt cách tường 10cm và tránh xa các thiết bị như nồi cơm điện, bếp nấu, tủ lạnh,...

Anh/chị nên đặt chậu rửa nơi thông thoáng, thuận tiện cho việc rửa nhưng vẫn đảm bảo cách xa các thiết bị điện và bếp.

Nhà bếp với không gian khoa học chứa các thiết bị, phụ kiện 

Để phòng bếp bớt đơn điệu anh/chị cũng có thể đặt thêm các giá để đựng đồ. Tùy vào phong cách và diện tích của phòng bếp mà anh/chị có thể chọn loại giá phù hợp như giá cố định, giá treo hay giá gắn ẩn vào các tủ bếp.

Nhà bếp với giá treo tiện lợi

>>> Xem ngay: 6 gam màu sẽ mang đến cảm hứng trong không gian bếp

5. Thiết kế một không gian nhà bếp có đầy đủ ánh sáng và gió

Ánh sáng và gió là những yếu tố tác động đến thị giác, thẩm mỹ và sức khỏe. Nếu nhà bếp được bố trí được nguồn ánh sáng và gió hợp lý thì căn bếp sẽ trở nên tinh tế hơn.

Anh/chị có thể thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn compact bằng đèn led hay đèn thả trần với màu sắc ấm áp, tinh tế tạo ra sự mềm mại và mới mẻ hơn hẳn.

Nhà bếp với đèn thả trần tạo sự sang trọng và mới mẻ

Anh/chị có thể tạo sự thông thoáng cho nhà bếp bằng cách tạo thêm một cửa sổ để thông gió, tản nhiệt. 

Nhà bếp có cửa sổ tạo nên không gian thông thoáng 

Với những phòng bếp ở sau nhà, anh/chị có thể thiết kế thêm giếng trời để vừa có thể tạo được không gian thông thoáng vừa tận dụng được nguồn sáng tự nhiên.

Nhà bếp với thiết kế giếng trời 

Đối với những phòng bếp của chung cư hay các trường hợp phòng bếp không khai thác được sự thông thoáng của tự nhiên thì anh chị có thể lắp đặt các thiết bị thông gió, quạt treo tường, máy hút mùi để đẩy không khí nóng, mùi thức ăn ra ngoài.

Phòng bếp chung cư đẹp

6. Lựa chọn chất liệu phòng bếp phù hợp

Lựa chọn chất liệu cho nhà bếp cũng là một vấn đề quan trọng. Hiện nay đang thịnh hành các chất liệu dành cho phòng bếp như gỗ, đá granite,,... Các chất liệu này vừa dễ kiếm lại đảm bảo được độ bền cũng như tính thẩm mỹ.

Nhà bếp với chất liệu gỗ tạo nên sự ấm cúng

Nếu gỗ với sắc nâu đem lại cảm giác giản dị và ấm cúng thì những hoa văn, sự láng bóng của đá granite lại đem sự mới mẻ, sang trọng đặc biệt là độ bền cao. Ngoài ra anh/chị cũng có thể sử dụng các vật liệu khác để làm cho nhà bếp trở nên đẹp mắt hơn.

Nhà bếp với chất liệu đá granite tinh tế

7. An toàn luôn được đặt lên hàng đầu

Thông thường nhà bếp có chứa nhiều vật dụng sắc bén, dễ gây cháy nổ và là nơi sinh nhiệt lớn. Vì vậy cần bố trí các vật dụng sao cho khoa học, thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn khi sử dụng.

Nhà bếp đẹp nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn

8. Cần chú ý phong thủy khi thiết kế phòng bếp

Theo phong thủy thì nhà bếp là liên quan đến tài vận và sức khỏe của gia chủ. Anh/chị nên chú ý đến hướng đặt nhà bếp, vị trí phòng bếp và vị trí các bộ phận trong phòng bếp.

Anh/chị không nên xây dựng phòng bếp ở hướng nam. Theo phong thủy, hướng nam thuộc Hỏa nên lửa thêm lửa sẽ gây ra hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc. 

Nhà bếp đẹp nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy

Bếp cũng không nên đặt ở vị trí trung tâm của căn nhà. Bởi vì trung tâm là nơi cần sự yên tĩnh và sạch sẽ.

Thiết kế, sắp xếp các bộ phận vật dụng trong phòng bếp cũng cần chú ý đến phong thủy. Không nên để tủ lạnh hay bồn rửa gần bếp nấu. Bởi tủ lạnh và bếp nấu thuộc hành Thủy, Thủy Hỏa xung khắc, đây là điều vô cùng tối kỵ. Hơn nữa khi đặt bếp gần tủ lạnh sẽ gây ra cháy nổ, hỏa hoạn nguy hiểm.

Nhà bếp sang trọng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy

Lời kết

Phòng bếp không chỉ là nơi chế biến mà còn là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Cho nên, bếp được xem là linh hồn của ngôi nhà, nơi thắp lửa yêu thương.

On Home Asia hy vọng qua những lưu ý trên có thể giúp anh chị có thêm nhiều kinh nghiệm để sắp xếp, bố trí nội thất phòng bếp. Để tạo ra một không gian bếp hoàn hảo, an toàn cho ngôi nhà của mình.

 


Nếu anh/chị muốn tham khảo thêm nhiều bài viết hay về thiết kế nội thất, vui lòng liên hệ qua:

Thiết kế nội thất On Home Asia - Chuyên Thiết kế - Thi công nội thất 

Địa chỉ: Số 492 Đường Nguyễn Văn Trỗi, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0937 76 73 37 | Mail: oha@onhome.asia

Website: https://onhome.asia/

Blog: https://blog.onhome.asia/